Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua thuật ngữ nhà quản trị. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ về bản chất nhà quản trị là gì? Vai trò của nhà quản trị ra sao và các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về vấn đề này hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau.

Đang xem: Các cấp bậc quản trị trong một tổ chức hiện nay

*

1. Khái niệm nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị là những người có khả năng và nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác. Họ là người tổ chức và thực hiện mọi hoạt động của quản trị. Các nhà quản trị sẽ tiến hành lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo cũng như giám sát về sự phân bổ nguồn lực từ phía con người và tài chính để có thể đạt được các mục tiêu mà tổ chức đề ra.

Vị trí của nhà quản trị trong doanh nghiệp tương đối là đa dạng và nó phụ thuộc vào phạm vi và từng trách nhiệm phụ trách trong công việc. Nhà quản trị có thể là tổng giám đốc điều hành, trưởng các phòng ban, quản đốc…

2. Các cấp bậc của nhà quản trị

Khi đã tìm hiểu được về nhà quản trị là gì phần nào cũng sẽ giúp các bạn biết được các cấp bậc của nhà quản trị. Trong tổ chức, doanh nghiệp, nhà quản trị bao gồm 3 cấp bậc khác nhau. Đó chính là quản trị viên cấp cơ sở, quản trị viên cấp trung gian và quản trị viên cấp cao. 

Quản trị viên cấp cao

Đây chính là các nhà quản trị nắm nhiều quyền lực và thuộc vào cấp bậc cao nhất trong các nhà quản trị. Quản trị viên cấp cao sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm có liên quan tới các thành quả cuối cùng trong tổ chức.

Quản trị viên cấp cao thường là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên của ban hội đồng quản trị, tổng giám đốc hay giám đốc, phó giám đốc trong một tổ chức.

Nhiệm vụ của các nhà quản trị này đó chính là hoạch định, lên kế hoạch tổ chức và thực hiện lãnh đạo nhân viên của mình. Họ sẽ là người tạo ra các mục tiêu cũng như phương hướng hoạt động và các chiến lược cụ thể cho tổ chức.

*

Quản trị viên cấp trung gian

Quản trị viên cấp trung gian thường là các quản đốc, trưởng phòng,… Họ sẽ là người nhận nhiệm vụ từ phía quản trị viên cấp cao cấp và sẽ trực tiếp đứng ra chỉ huy những quản trị viên cấp cơ sở.

Công việc của quản trị viên cấp trung gian là tiếp nhận những chiến lược hay kế hoạch đến từ quản trị viên cấp cao và triển khai chúng thành những mục tiêu để cho quản trị viên cấp cơ sở thực hiện.

Đối với các nhà quản trị này cần phải xác định được rõ ràng về những loại hàng hóa, dịch vụ cần phải được sản xuất và tìm cách để đưa sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Đồng thời họ cũng cần biết cách phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý nhất nhằm giúp cho tổ chức tiết kiệm được về nguồn lực và đạt được hiệu quả cao.

Quản trị viên cấp cơ sở

Đây là cấp bậc thấp nhất của các nhà quản trị. Những nhà quản trị viên cấp cơ sở sẽ có nhiệm vụ làm việc trực tiếp đối với những loại hàng hóa hay dịch vụ của công ty. Họ sẽ tiếp nhận chiến lược, kế hoạch từ quản trị viên cấp trung gian và sẽ hướng dẫn, đốc thúc nhân viên của một tổ chức hoàn thành về mục tiêu đã được đề ra.

Vị trí của quản trị viên cấp cơ sở thường thấy đó chính là tổ trưởng, trưởng các bộ phận, dây chuyền, đốc công…

3. Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị

Để trở thành một nhà quản trị tài ba thì cần phải có các yếu tố và kỹ năng nhất định. Dưới đây là 7 kỹ năng của nhà quản trị mà bạn cần chú ý.

Có tầm nhìn xa sâu rộng và dám làm điều khác biệt

Bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần phải có một tầm nhìn sâu xa và cần phải suy nghĩ được những gì mà người khác chưa nghĩ tới. Nếu một nhà quản trị không có các ý tưởng mới hay không có khả năng dự đoán những vấn đề xảy ra xung quanh mình thì khó có thể trở thành một nhà quản trị giỏi.

Bên cạnh khả năng nhìn xa trông rộng, các nhà quản trị cũng phải có một tình thần quả quyết. Bạn nên đưa ra những quyết định mà thông thường người khác sẽ cảm thấy lo lắng và không dám tiếp cận. Đôi khi, các nhà quản trị cũng phải có chút gì đó cứng rắn, độc đoán thì mới có thể mang về lợi ích tốt cho tổ chức.

*

Biết phát triển các kế hoạch

Các nhà quản trị giỏi luôn tiến hành giải quyết vấn đề theo đúng trình tự và quy định. Đó là việc nhận diện các vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề, phân loại từng vấn đề khác nhau và sau cùng mới đưa ra những giải pháp giải quyết để mang về hiệu quả tốt nhất.

Biết tập trung tới các cơ hội và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại

Để trở thành một nhà quản trị giỏi bạn cần phải biết nắm bắt và thay đổi, đồng thời dám đối mặt với sự thất bại. Cần phải biết cách tận dụng về những cơ hội một cách tốt nhất và bỏ qua mọi sự lo lắng, rụt rè sợ sẽ thất bại.

Xem thêm: Lời Bài Hát Gác Lại Âu Lo Lyrics, Gác Lại Âu Lo

Sẵn sàng chấp nhận thất bại là một đức tính mà mỗi nhà quản trị nên có. Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh được sự thất bại. Họ chấp nhận thất bại đó là đã biết sự thất bại có thể khiến cho họ có thể phát triển và tiến xa hơn.

Biết cách điều hành một cuộc họp đạt hiệu quả

Nhà quản trị cần phải điều hành một cuộc họp hiệu quả thông qua việc chấm dứt về các vấn đề và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Tránh để cho mọi chuyện dây dưa và không tìm ra được hướng giải quyết nhanh chóng và cụ thể.

Tôn trọng vị thế của cả tập thể

Công việc quan trọng của các nhà quản trị đó chính là chia sẻ hay trao quyền cho mọi người xung quanh. Nếu như bạn là người độc chiếm quyền lợi và chỉ biết quan tâm tới bản thân mình thì rất ít khi nhận được sự yêu mến từ bạn bè, đồng nghiệp và điều này sẽ khiến hiệu quả công việc không được cao.

Vì vậy để phát triển, nhà quản trị cần phải nghĩ tới quyền lợi của cả tập thể và phải biết cách đầu tư vào đội ngũ nhân viên của mình để cùng nhau phát triển.

Phải có đầu óc kinh doanh giỏi

Cách để xây dựng nên một nhà quản trị đó là dựa vào đầu óc kinh doanh của họ. Do đó các nhà quản trị cần phải nắm được quy tắc kinh doanh và đặt ra câu hỏi điều gì sẽ tốt cho doanh nghiệp của mình.

Mỗi khi bạn đã nghĩ tới quyền lợi của doanh nghiệp thì sẽ không bị sai sót và có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn nhất.

*

Phải biết chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân

Xem xét lại những quyết định mà mình đã đưa ra trước đó là rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho nhà quản trị biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó có thể đẩy mạnh và phát huy về ưu điểm và biết cách cải thiện khuyết điểm.

4. Vai trò của nhà quản trị

Nhà quản trị giữ vai trò tương đối quan trọng trong tổ chức. Dưới đây là một số vai trò cơ bản nhất của các nhà quản trị.

Vai trò trong quan hệ với con người

Nhà quản trị là những người đại diện cho tổ chức. Họ sẽ có nhiệm vụ ngoại giao đối với những tổ chức khác và chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động.Nhà quản trị sẽ có vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ sẽ đưa ra những phương hướng, kế hoạch cho nhân viên và giám sát, đánh giá hoạt động của nhân viên.Nhà quản trị giữ vai trò liên lạc, giúp liên lạc với các tổ chức hay cá nhân ở bên ngoài doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng là sợi dây giúp kết nối các thành viên trong tổ chức với nhau.

Vai trò thông tin

Nhà quản trị tiếp nhận và thu thập toàn bộ thông tin có liên quan tới các tổ chức. Từ đó để có thể tìm kiếm được về các rủi ro và mối đe dọa tới tổ chức để giải quyết nhanh chóng.Họ sẽ giúp phổ biến về các thông tin quan trọng và cần thiết tới toàn bộ thành viên trong tổ chức để giúp hoàn thành mục tiêu đã đề ra.Ngoài ra nhà quản trị còn cung cấp thông tin ra bên ngoài tổ chức. Họ sẽ cung cấp, giải thích và bảo vệ cho tổ chức mình trước một số tổ chức khác.

Vai trò quyết định

Nhà quản trị sẽ là người đưa ra một số giải pháp giúp cho tổ chức có thể tiến bộ hơn.Họ sẽ giải quyết những xáo trộn và rủi ro trong tổ chức để tổ chức luôn hoạt động ổn định.Nhà quản trị cũng có vai trò phân bổ nguồn lực đảm bảo tối ưu nhất.

Bài viết trên là một số thông tin có liên quan tới khái niệm nhà quản trị là gì? Hy vọng qua đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng thực tế vào công việc của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp bạn nhé. 

Quản trị học là gì? Nhà quản trị là gì? Bài viết này của Luận Văn 24 sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và các cấp bậc của nhà quản trị. Cùng khám phá ngay nào!

3. Các kỹ năng của nhà quản trị là gì? 4. 5 Vai trò của nhà quản trị 6. 3 cấp bậc của nhà quản trị

*
*
*
*

Nhà quản trị cấp trung gian

 

6.3. Nhà quản trị cấp cơ sở

Nhà quản trị cấp cơ sở là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Một cách tổng quát, các nhà quản trị cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Quản trị viên cấp cơ sở có thể được gọi là tổ trưởng, đốc công, trưởng bộ phận, v.v…tuỳ thuộc vào từng tổ chức và là những người giỏi về chuyên môn (cả kiến thức và kỹ năng) để chỉ dẫn và giám sát các thuộc viên trong công việc hằng ngày. Dưới quyền quản trị viên cấp cơ sở là những nhân viên tác nghiệp (công nhân) thực hiện các hoạt động sản xuất cơ bản (hàng hoá và dịch vụ). Nhiệm vụ của quản trị viên cấp cơ sở là hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công nhân trong các công việc thường ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Mục tiêu chính của quản trị viên cấp cơ sở là đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức được cung cấp cho khách hàng từng ngày.

Xem thêm: 29 Điều Cần Biết Về Rùa Bao Nhiêu Tiền 1Kg # Xem Nhiều Nhất, Cập Nhật Mới Nhất

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về khái niệm nhà quản trị là gì, chức năng và các cấp bậc của nhà quản trị. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0988552424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *