Phân tích 16 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để thấy được tình cảnh cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi xa chồng.

Đang xem: Phân tích 16 câu thơ đầu bài chinh phụ ngâm

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ khi có chồng đi chinh chiến được khắc họa rõ nét nhất trong 16 câu đầu. Đó là bóng dáng cô đơn, lẻ loi đến đau lòng của người phụ nữ khi phải tiễn đưa người thân thương nhất ra trận. Phân tích 16 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ta sẽ làm rõ hơn tình cảnh éo le này. 

Mở bài

Đặng Trần Côn là một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII. Đây là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, nhiều trai tráng phải giã từ người thân để ra trận. Sống trong thời kỳ ấy, cảm nhận được nỗi thống khổ của người vợ lính, Đặng Trần Côn đã viết nên tác phẩm Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán. Đó là một khúc ngâm đầy cảm xúc lột tả tình cảnh của người chinh phụ lúc bấy giờ. Trong đó đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là đoạn trích hay đặc biệt là 16 câu thơ đầu đã thể hiện rõ nét nỗi cô đơn của người vợ có chồng đi chinh chiến. 

*

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thể hiện rõ trong 16 câu đầu

Thân bài chi tiết

Phân tích 16 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy Đã có nhiều bản dịch đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” nhưng trong đó, bản dịch thành công nhất là bản dịch của Đoàn Thị Điểm bởi bà cũng có hoàn cảnh giống người chinh phụ. Mười sáu câu đầu đoạn trích tác giả đã mở ra khung cảnh người chinh phụ chờ chồng trong tâm trạng u buồn, đơn độc. 

Những hành động của người chinh phụ chậm rãi làm dâng lên cảm giác cô đơn, đau buồn:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Rèm thưa rủ thác đòi phen

Nhịp thơ nhẹ nhàng đi sâu vào cảm xúc. Hành động của người chinh phụ hiện ra với dáng vẻ u buồn. Những động từ “dạo” “gieo từng bước” ta thấy được sự nặng nề với tâm trạng bâng khuâng, lo lắng. Dường như không gian im lặng đến mức nghe được cả tiếng bước chân của người chinh phụ. Tất cả mọi hành động, cảnh vật đều thể hiện sự cô độc. Người phụ nữ ấy chẳng thể tìm được một người để sẻ chia. Thế nên hành động của người chinh phụ cứ lặp đi lặp lại vô nghĩa, kéo mành lên rồi lại buông mành xuống. Từ sự cô độc đó, sâu trong tâm hồn của người chinh phụ lại thầm thì trách móc:

“Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng.

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.”

Ở đây ta thấy được rõ nét sự nhớ nhung của người chinh phụ qua hình ảnh “chim thước”. Có lẽ nàng đang chờ đợi một tin tốt lành từ loài chim ấy. Vậy mà chờ hoài, đợi mãi chẳng thấy đâu. Thế nên nàng đâm trách chim thước chẳng báo tin tức gì, để nàng phải ngóng, mong khắc khoải. Tác giả cũng sử dụng nghệ thuật đối lập “ngoài rèm”, “trong rèm” để thấy được nỗi cô đơn đã ăn sâu vào cả không gian bên trong và bên ngoài. 

*

Dù làm gì người chinh phụ vẫn không thoát khỏi tâm trạng u buồn

Thế nên, nàng cần lắm một người bạn tâm sự cùng mình. Có lẽ vậy, nhà thơ đã nhân hóa “đèn” khuya thành một người bạn của người chinh phụ. Nhưng ngay cả chiếc đèn cũng phũ phàng với người phụ nữ đang lẻ loi ấy. Đáng nhẽ lúc này “đèn” phải thao thức cùng nàng suốt đêm, ấy thế nhưng “đèn” đã tắt ngay khi người chinh phụ cần lắm sự sẻ chia. Điều ấy làm cho người chinh phụ nhận ra rằng “đèn” cũng chỉ là một vật vô tri vô giác chẳng thể nào sẻ chia được điều gì. 

Câu hỏi tu từ “trong rèm dường đã có đèn biết chăng” tác giả sử dụng cho người đọc cảm nhận được những cung bậc cảm xúc người chinh phụ đã trải qua. Và câu nói của người chinh phụ bật ra đau như xé lòng “Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi”. Vì chẳng có ai bên cạnh để sẻ chia nên nàng xin nhận hết và chịu đựng hết nỗi cô đơn ấy. 

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương

Nỗi buồn của nàng giờ đây chẳng nói nên lời. Có lẽ nỗi buồn ấy đã quá lớn và hiện lên mỗi ngày. Ở đây, người chinh phụ nhìn hoa đèn mà nghĩ đến cuộc đời mình. Dường như cuộc đời nàng giống như hoa đèn vậy cũng mau lụi tàn. Càng nghĩ, nàng càng buồn khiến cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng, giống như Nguyễn Du đã miêu tả “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”:

“Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Xem thêm:

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”

Trời về khuya, không gian càng yên tĩnh khiến tiếng gà gáy làm tâm trạng thêm u uất. Tiếng gà “eo óc” là tiếng gáy thưa thớt, thể hiện sự đơn độc. Tác giả đã dùng hình ảnh “rủ bóng bốn bên” để miêu tả thời khắc không gian chìm vào đêm tối. Đã qua năm canh vậy mà người chinh phụ vẫn còn thao thức với nỗi sầu thương nhớ chồng. 

*

Nỗi nhớ chồng khiến “nàng” nhìn đâu cũng thấy bóng dáng của người xưa, của kỷ niệm

Để Phân tích 16 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tác giả đã so sánh “khắc giờ” như “niên”. Có lẽ khi tâm trạng buồn thì một giờ mà như một năm, dài đằng đẵng khiến nỗi buồn, cô đơn ấy các thêm sâu đậm. Cùng với đó là từ láy “đằng đẵng” “dằng dặc” làm cho nỗi đau cứ triền miên không dứt. Ở đây ta thấy được sự tinh tế của tác giả khi lấy động tả tĩnh. Nhờ đó làm nổi bật lên không gian, thời gian. Để quên đi nỗi buồn trước mắt, người chinh phụ tìm đến những thú vui tao nhã:

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Xem thêm:

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.”

Muốn quên đi nỗi buồn, nỗi cô đơn nàng tìm đến tô son điểm phấn, gảy đàn. Ấy thế nhưng những thú vui tao nhã mà nàng tìm đến lại càng khiến nàng chìm đắm vào nỗi sầu miên man. Khi đốt hương, mùi hương mê mải ấy lại khiến nàng rơi vào sự mơ màng làm nỗi sầu càng dân cao, Khi soi gương điểm phấn tô son, nàng lại xót xa hơn cho phận mình, nàng chợt nhận ra nhan sắc của mình đang dần phai mòn theo năm tháng. Không có chồng ở bên cạnh chia sẻ, những ngày xuân chẳng còn nhiều. Khi đánh đàn lại khiến nàng nhớ lại những chuyện ngày xưa khi chồng còn kề cạnh. Thế nên nàng sợ “dây uyên đứt”, sợ “phím loan chùng” – những nỗi sợ cứ thế bủa vây quanh nàng. 

Tìm đến những thú vui để quên đi nỗi buồn, nhưng hành động lại “gượng” thể hiện sự miễn cưỡng. Dường như chỉ vì quá cô đơn mà nàng mới gắng gượng để làm. Nhưng lúc này dù thú vui nào thì cũng chẳng làm nàng vui. Bởi vì ngay lúc này bao trùm tâm trạng nàng là nỗi cô đơn mong mỏi chồng từ nơi chinh chiến. Điều mà người chinh phụ mong mỏi ngay lúc này chính là nghe được một lời động viên từ người chồng của mình. Nhưng tất cả đều im lặng, chẳng có tin tức. 

Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng nhiều điệp từ, hình ảnh so sánh, tác giả đã vẽ ra tâm trạng rối bời của người chinh phụ. Sự cô đơn, lẻ loi của nàng được thể hiện rõ nét. Hình ảnh của người chinh phụ chính là hình ảnh đại diện cho một lớp người trong thời kỳ này. Nó lột trần tội ác xấu xa của chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao gia đình rơi vào cảnh chia lìa. Người phụ nữ phải hy sinh tuổi xuân, sống trong sự cô đơn, tuổi khổ để chờ chồng mặc dù chẳng biết bao giờ mới là lúc đoàn viên. 

Kết bài

Chỉ Phân tích 16 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ta thấy được những nỗi cô đơn của người phụ nữ khi có chồng đi chinh chiến. Đó là nỗi cô đơn kéo dài triền miên theo không gian và thời gian. Nỗi cô đơn ấy chẳng có điều gì có thể xoa dịu bớt được. Có chăng chỉ là sự hy vọng ở người phụ nữ làm cho họ trở nên mạnh mẽ hơn. Qua đây ta cũng thấy được sự tài hoa của Đặng Trần Côn khi chạm đến trái tim người đọc bằng những ngôn từ cảm xúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *