Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đang xem: 【hỏi đáp】trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao? có nguy hiểm không?

Trẻ em vốn hiếu động và không nhận biết được hậu quả nên rất hay bị té ngã. Khi trẻ ngã đập đầu xuống đất, tùy trường hợp có thể không gây ảnh hưởng quá nhiều nhưng cũng có trường hợp dẫn tới chấn thương đầu nghiêm trọng.

Trẻ bị té ngã do nhiều nguyên nhân. Thông thường, trẻ bị ngã đập đầu do:

Sự bất cẩn của người trông giữ: Nhiều phụ huynh hoặc anh chị của bé không trông coi trẻ đúng cách, khiến bé bị ngã từ trên giường, võng, xe đẩy hoặc từ trên cao xuống. Bên cạnh đó, sự sơ ý khi bế trẻ, để bé tuột tay rơi xuống cũng có thể gây ngã đau hoặc thương tích;Do trẻ nghịch ngợm: Trẻ có thể trèo lên bàn, ghế hoặc các đồ vật kê không vững, chạy nhảy ở những nơi trơn ướt như nhà tắm, sân chơi vừa đổ mưa, sàn nhà mới lau,… và bị ngã đập đầu; Ngoài ra, trẻ cũng có thể nô đùa với nhau, xô đẩy nhau ngã. Hoặc các em có thể bị ngã đập đầu khi chơi thể thao (bóng đá, kéo co,…).
Trẻ ngã

Với trẻ dưới 5 tuổi, hiện tượng bị ngã đụng đầu khá thường gặp. Tuy nhiên, vì đầu là bộ phận chứa nhiều cơ quan quan trọng nên phụ huynh không được sơ ý khi trẻ bị ngã đập đầu.

Thực tế, đa số trường hợp đụng, ngã đơn thuần khi bé nghịch chơi hoặc rơi từ ghế thấp, giường thấp xuống,… đều chỉ bị chấn thương nhẹ, ngoài da như bầm nhẹ, trầy xước hoặc đôi khi bị chảy máu do xây xát. Vì da đầu là nơi có nhiều mạch máu nuôi dưỡng nên khi bị tổn thương có thể gây ra vết bầm to hoặc gây chảy máu nhiều.

Theo khảo sát, trong 100 ca chấn thương đầu, chỉ có 1 – 2 ca có thể gây nứt xương sọ. Đa số các trường hợp nứt xương sọ chỉ gây nhức đầu ở nơi bị nứt và thường không cần can thiệp vì có thể lành hẳn trong vài tuần. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro ở những trẻ bị ngã đập đầu. Một số biến chứng có thể xảy ra, đó là não bên trong bị tổn thương, gây chấn động não.

Não là một khối mềm, được bảo vệ bởi xương sọ bên ngoài và dịch não giúp giảm chấn động và giảm chấn thương nếu có. Khi đầu chịu một lực mạnh tác động thì dịch não có thể không bảo vệ hoàn chỉnh được cho não, khiến não bị rung lắc, đụng vào thành cứng của xương sọ và gây chấn động não. Lực va đập quá lớn có thể khiến não bị dập, bầm hoặc thậm chí làm vỡ các mạch máu nuôi não, gây xuất huyết não. Các biến chứng này có thể ảnh hưởng tới mức độ tri giác, thần kinh của bệnh nhân và thậm chí dẫn tới tử vong. Biến chứng này có thể xảy ra sau chấn thương hoặc diễn ra chậm sau một vài ngày hoặc một vài tuần.

Trẻ ngã

Thông thường, rất khó để dự đoán chấn thương não nào là lành tính và chấn thương nào nguy hiểm. Có một số dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ chấn thương não ở trẻ mà phụ huynh nên chú ý:

Rối loạn tri giác: Nếu sau khi bị ngã trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại có những dấu hiệu bất thường như lơ mơ, tập trung kém, không nhận ra người thân, kích động khó dỗ,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám;Nôn ói trên 3 lần: Thông thường, sau khi ngã, dù không bị chấn thương sọ não thì trẻ vẫn có thể bị nôn 1 – 2 lần do khóc, ho hoặc sự va đập của hộp sọ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trên 3 lần thì đó là một dấu hiệu cảnh báo bé có thể bị chấn thương não, cần đưa đi viện ngay. Và để phòng trường hợp trẻ non, trong vòng vài giờ đầu sau khi bị ngã, chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống nước, không nên dùng thức ăn đặc;Ngủ nhiều: Sau khi bị ngã, trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều. Điều này khiến việc theo dõi dấu hiệu bất thường của trẻ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, cần theo dõi xem trẻ có biểu hiện bất thường nào ở giấc ngủ không;
Giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc (Phần 2)
Dấu hiệu ở mắt: Trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị ngã, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như mắt lác, đồng tử 2 bên không đều, va vào đồ vật khi di chuyển,… Trẻ lớn có thể mô tả được tình trạng của mình như nhìn đôi, nhìn mờ hoặc trẻ bị chảy máu, nước dịch từ lỗ mũi, lỗ tai,…;Biểu hiện khác: Khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện nào khác thường mà gia đình thấy không an tâm thì nên đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra chính xác.

Trong một số trường hợp, tuy bị chấn thương sọ não nhưng trẻ chưa có biểu hiện gì khi đi thăm khám nên sẽ được bác sĩ cho về nhà. Phụ huynh cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vài ngày sau đó, đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu như: Quấy khóc nhiều, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn ói, lơ mơ, khó đánh thức, co giật, cử động bất thường, gặp khó khăn khi đi lại,… Nếu trong thời gian theo dõi bé không có biểu hiện bất thường thì sẽ không đáng lo.

Hướng dẫn sơ cứu cơ bản cho trẻ như sau:

Nếu thấy đầu của trẻ có vết bầm sưng thì nên chườm đá tại chỗ sưng cho trẻ liên tục trong 15 – 20 phút. Việc này giúp chỗ bầm không tiến triển và làm giảm đau. Nếu vết bầm to, nhiều, nên chườm đá lại sau đó 1 giờ và làm thường xuyên 2 – 3 lần/ngày trong 1 – 2 ngày sau;Nếu thấy trẻ bị trầy xước nhẹ thì nên rửa sạch vùng da bị trầy xước bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ;Khi thấy trẻ bị chảy máu ít, nên sử dụng miếng khăn sạch hoặc gạc y tế sạch, ấn thẳng vào vết thương để cầm máu khoảng 10 phút hoặc cho tới khi không chảy máu thêm;Nếu trẻ nôn 1 -2 lần nên cho trẻ nghỉ ngơi và chỉ uống nước lọc. Nếu trẻ uống được nước và không nôn thêm thì sau đó 1 – 2 giờ có thể cho trẻ ăn uống bình thường;Cho trẻ nằm nghỉ ngơi, theo dõi sát trong vòng 2 giờ đầu sau chấn thương;Với trẻ ổn định thì nên theo dõi thêm 48 – 72 giờ sau để chắc chắn không còn lo lắng;Lưu ý theo dõi xem bé có bị chấn thương vùng cổ không.
Thuốc giảm đau acetaminophen

Không nên:

Làm nóng chỗ bị thương như đắp khăn ấm lên vết thương: Vì khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết nên chườm nóng sẽ làm mạch máu giãn ra, khiến máu chảy nhiều hơn và gây bầm tím nặng, khó lành hơn;Bôi dầu gió: Việc day, bôi dầu gió vào vùng bị sưng sẽ làm vết thương càng nặng vì khiến một số mạch máu nhỏ bị chảy máu liên tục;Di chuyển nạn nhân trong tình trạng nguy cấp: Việc di chuyển trẻ khi không cần thiết có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho vết thương sọ não, cột sống, cổ,…
Phụ huynh cần cẩn thận khi trông giữ trẻ, không để trẻ chơi một mình, đặc biệt là với những bé mới biết trườn, bò, đứng, đi,…;Nên làm các tấm chắn nơi giường của trẻ nằm và lối đi ra cầu thang, ban công, phòng bếp,…;Cửa sổ cần phải có chấn song, được khóa kỹ để tránh trẻ leo trèo lên;Trẻ nằm võng hoặc nôi cần được che chắn để không bị rơi xuống sàn khi thay đổi tư thế;Nên trải nệm dưới chân giường để nếu trẻ bị ngã cũng không đau;Dây cột võng của trẻ cần phải chắc chắn, đưa lắc nhẹ nhàng;Khi cho trẻ ngồi vào ghế cao hoặc xe đẩy thì cần có dây đai giữ;Không để sàn nhà trơn trượt hoặc ẩm ướt;Không để trẻ dưới 10 tuổi trông giữ trẻ dưới 3 tuổi một mình;Với trẻ lớn trong độ tuổi đi học, cần giảng giải cho trẻ biết nguyên nhân, hậu quả và các cách phòng tránh tai nạn.

Nếu các phụ huynh chủ quan trước việc trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, không chú ý tới những biểu hiện bất thường của trẻ thì có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng cho bé. Do đó, cần thận trọng trong việc trông giữ và nuôi dạy trẻ, phòng tránh các nguy cơ té ngã, chấn thương cho bé. Đồng thời, khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường sau khi bị té ngã thì nên đưa bé đi thăm khám ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

CÁCH NHANH NHẤT ĐỂ GIẢM VẾT SƯNG BẦM KHI TRẺ BỊ NGÃ ĐẬP ĐẦU

Xin chào các bậc phụ huynh đang theo dõi bài viết này. Chắc hẳn bố mẹ nào cũng đã trải qua cảm giác lo lắng khi con trẻ bị ngã đập đầu. Và tình trạng bé bị sưng trán, sưng đầu, bầm cơ thể sau cú ngã là hiện tượng khá phổ biến, nhất là với giai đoạn bé tập đi.

Những tổn thương có thể nặng hoặc nhẹ tùy theo mức độ va chạm. Tuy nhiên, việc bạn cần làm trước hết để xử lý cho con là áp dụng cách làm tan máu bầm ở đầu nhanh nhất, an toàn và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Màn hình máy tính asus chính hãng, giá tốt tháng 1, 2023, màn hình asus chính hãng giá rẻ

Với trường hợp nặng như bị chảy máu ở đầu, tai, mũi hoặc vết sưng to hoặc có vết thương hở thì hãy đưa con đến bênh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời.

*

VẾT SƯNG BẦM Ở CHẤN THƯƠNG NHẸ

Bé bị té ngã nhẹ, chỉ chấn thương ít ở phần mềm, không tổn thương nhiều ở da; gân, cơ và xương cũng chưa bị ảnh hưởng. Vết sưng bầm tím thường thấy là do tổn thương phần mềm, mao mạch, gây viêm, sưng, đau, chảy máu trong mô mềm.

Các vết này thường chậm tan, phải mất đến 2 tuần lễ da mới trở lại bình thường. Điều này gây khó chịu cho bé vì bị đau kéo dài và cũng làm mất thẩm mỹ.

*

MỘT SỐ MẸO LÀM GIẢM BIỂU HIỆN SƯNG BẦM TÍM

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh giúp bớt sưng, giảm tình trạng xuất huyết dưới da. Nếu áp dụng cách này thì cần thực hiện ngay khi nó còn là một vết đỏ. Khi trẻ bị va đập, bố mẹ hãy dùng chiếc khăn nhỏ bọc vài viên đá lạnh rồi day đi day lại vào phần cơ thể trẻ bị đau, sưng ngay. Việc này giúp làm dịu cơn đau, giảm vết sưng tím hiệu quả

Chườm ấm

Những vết sưng tím xuất hiện sau khi trẻ bị ngã là tổn thương bên trong làm cho máu khó lưu thông. Bố mẹ hãy dùng một chiếc khăn ấm chườm lên vết thương để giúp con giảm đau, giảm vết bầm. Đồng thời, xoa bóp nhẹ nhàng để máu được lưu thông, tan cục máu bầm.

Lăn trứng gà luộc còn nóng

Phương pháp này khá quen thuộc. Các cụ xưa nay vẫn hay truyền lại kinh nghiệm này để giúp làm giảm vết bầm. Mẹ hãy luộc chín 1 quả trứng, sau đó để bớt nóng rồi lăn lên vùng vết thương của bé. Kiên trì thực hiện biện pháp này cho đến khi vết bầm tan đi.

*

Nghệ tươi và phèn chua

Các này thực hiện rất đơn giản. Bạn hãy giã nát nghệ với phèn chua rồi đăp lên vùng da bị tổn thương. Nghệ tươi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Sử dụng nghệ tươi giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm cho trẻ và giảm các triệu chứng tím bầm do té ngã.

CÁCH GIẢM SƯNG BẦM NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

Như đã nhắc đến ở trên, sau khi trẻ bị ngã tại vị trí va chạm sẽ nổi lên những cục bướu rất to. Đây là biểu hiện của những chấn thương phần mềm tương đối nhẹ. Bố mẹ hãy lập tức dùng ngay Kem giữ ấm Tepp Care xoa đều lên vùng tổn thương, cứ cách 20 phút lại thoa lên 1 lần.

Kem giữ ấm Tepp Care được bào chế đặc biệt dạng kem không gây cay nóng cho làn da non nớt của trẻ . Các thành phần dầu, sáp, bơ và tinh dầu 100% tự nhiên an toàn lành tính sẽ có tác dụng giảm đau và sưng hiệu quả ở vùng bị tổn thương, cục bướu sẽ giảm thấy rõ và vết bầm tím cũng nhạt màu sau 2-3 giờ kiên trì sử dụng.

*

Kem giữ ấm Tepp Care

Cách giảm sưng này thật sự hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi nên bố mẹ dùng bất cứ khi nào con cần và bạn cũng có thể mang theo đến bất kỳ đâu vì thiết kế dạng tuýp rất gọn nhẹ và dễ thương. Chắn chắn bé yêu của bạn sẽ yêu thích.

MỪNG QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6

CHƯƠNG TRÌNH SIÊU KHỦNG LẦN ĐẦU TIÊN CÓ TẠI C’CHOI:

Tặng ngay 1 tuýp Kem Đa Năng Tepp Care 20ml khi mua Tepp Care với dung tích bất kỳ.

Đặc biệt, MUA 1 TẶNG 1 áp dụng với KHÁCH MUA TEPP CARE LẦN ĐẦU.

*

 

Đã có hơn 60.000 gia đình Việt tin dùng Tepp Care và hoàn toàn hài lòng. Được cam kết bảo hành 5 triệu đồng/ tuýp kem nếu phát hiện chất cấm hoặc không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.

Nếu bạn chưa sử dụng Tepp Care, hãy nhanh tay và tuyệt đối đừng bỏ qua cơ hội này.

Quý khách có nhu cầu mua kem giữ ấm Tepp Carecó thể đặt trực tiếptại đây

Ngoài ra, quý khách có thể đặt trên SHOPEE để đặt hàng nhanh chóng và free ship TẠI ĐÂY

*

MỘT SỐ LƯU Ý BỐ MẸ NÊN BIẾT!

Trong trường hợp vết bầm tím kèm theo các dấu hiệu như sốt, vết bầm tím vùng gần mắt, thực hiện sơ cứu nhanh nhưng vết bầm không tan và rất đau, trẻ không cử động được, những biểu hiện bất thường khác thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Ngoài ra, dân gian cũng có một số cách như thoa dầu nóng hoặc bôi mật gấu rồi xoa bóp, nắn cho tan vết bầm. Nhưng thực tế việc làm này càng gây tổn thương các mao mạch nhiều hơn dẫn đến việc chảy máu trong nhiều hơn.

 

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu các cách để bố mẹ có thể áp dụng khi con trẻ bị ngã đập đầu, giúp con giảm nhanh vết sưng bầm. Mỗi mẹo đều đã được sưu tầm kỹ và có hiệu quả.

Xem thêm: #91 cách chụp ảnh dáng đẹp hot nhất được các fashista cực ưa chuộng!

Hy vọng bài viết giúp ích được cho các bậc phụ huynh nhẹ nhàng hơn trong việc chăm sóc con trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *