Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Với các mẫu Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 11 hơn.

Đang xem: Tóm tắt tác phẩm người cầm quyền khôi phục uy quyền

*

A/ Nội dung bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được”.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – mẫu 1

Người phụ nữ Phăng-tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma- đơ- le (Giăng Van-giăng) cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Giăng Van-giăng đến bệnh xá để từ giã Phăng-tin lần cuối. Không may, Gia- ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Giăng Van-giăng. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Giăng Van-giăng đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy , Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Giăng Van-giăng bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, ông cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kĩ trên tay. Gia- ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Giăng Van-giăng từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: giờ thì tôi thuộc về anh.

Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – mẫu 2

Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, Giăng Van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng Van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói “giờ thì tôi thuộc về anh”.

Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – mẫu 3

Gia-ve bắt giam Phăng-tin. Giăng Van-giăng cứu giúp Phăng-tin đưa vào bệnh xá. Sau đó ông ra tòa tự thú thân phận thật của mình để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Giăng Van-giăng đến bệnh xá để từ giã Phăng-tin lần cuối. Nhưng Gia-ve đã theo dõi Giăng Van-giăng đến tận bệnh xá và tố cáo thân phận thật sự của Giăng Van-giăng, còn buông lời nhục mạ Phăng-tin. Phăng-tin tuyệt vọng đã tắt thở ngay trên giường bệnh. Bất ngờ trước sự ra đi đột ngột của Phăng-tin, Giăng Van-giăng cầm lăm lăm thanh giường trong tay nhìn Gia-ve khiến hắn sợ hãi. Giăng Van-giăng nói những lời cuối cùng với Phăng-tin và tiến lại gần Gia-ve nói: “Giờ thì tôi thuộc về anh”.

Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – mẫu 4

Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phảtự thú mình là ai. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Đoạn trích kể lại tình huống Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin lúc nàng đang hấp hối. Ban đầu, Giăng Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng–tin ông phải hạ mình trước Gia-ve. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng van-Giăng chỉ là một tên tù khổ sai vượt ngục và hắn sẽ bắt ông. Phăng-tin tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn ác của Gia-ve, Giăng van-giăng khôi phục uy quyền khiến hắn phải run sợ và làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với Phăng-tin.

Xem thêm:

Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – mẫu 5

Người phụ nữ Phăng Tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma- đơ- le cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-Tin, Ma- đơ- le đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Ma- đơ- le đến bệnh xá để từ giã Phăng-Tin lần cuối. Không may, Gia- ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Ma- đơ- le. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Ma- đơ- le đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con gái của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy , Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Ma- Đơ- le bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, chàng cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kĩ trên tay. Gia- ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Ma- Đơ- le từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: ” giờ thì tôi thuộc về anh”.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích nằm ở cuối phần 1 (vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng đã buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy ông đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn đó).

– Giá trị nội dung: Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền bằng ánh sáng của tình thương và nhem nhóm niềm tin vào tương lai.

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Bút pháp lãng mạn làm nổi bật tâm hồn đầy yêu thương của Giăng Van-giăng.

+ Thủ pháp tương phả được sử dụng thành công làm nổi bật sự đối lập giữa thiện-ác, tốt-xấu, yêu thương-tàn bạo,…thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Xem thêm:

+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng, miêu tả tính cách nhân vật sinh động.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *