Từ “kinh điển” xuất phát từ những quy định của luật pháp đã sử dụng để xác định một cuốn sách khi nó được công nhận theo một định chuẩn. Điều quan trọng cần lưu ý rằng Thánh Kinh đã được kinh điển tại thời điểm bản văn được viết ra. Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời kể từ khi bút chạm vào những cuộn giấy da. Đây là điều rất quan trọng, bởi vì Cơ Đốc giáo không bắt đầu bằng cách xác định Đức Chúa Trời, hay Đức Chúa Jêsus Christ, hoặc là sự cứu rỗi. Nền tảng của Cơ Đốc giáo được tìm thấy trong thẩm quyền của Kinh Thánh. Nếu không xác định được thẩm quyền của Kinh Thánh, thì chúng ta có thể không phân biệt một cách đúng đắn bất kỳ chân lý thần học nào từ những sai lạc.Thước đo hay tiêu chuẩn nào đã sử dụng để quyết định những cuốn sách được phân loại trở thành Thánh Kinh? Một câu Kinh Thánh là chìa khoá để hiểu rõ về tiến trình, mục đích và có lẽ thời gian của tặng phẩm Thánh Kinh là Giu-đe câu 3, trong đó nói về niềm tin của Cơ Đốc giáo “là đạo truyền cho các thánh một lần đủ cả”. Khi niềm tin của chúng ta được xác quyết bởi Lời Đức Chúa Trời, về cơ bản Giu-đe đang nói rằng Thánh Kinh đã được ban tặng một lần đủ để đảm bảo lợi ích cho mọi Cơ Đốc nhân. Có phải nó thật diệu kỳ khi chúng ta biết rằng không có một bản thảo nào hoặc bị giấu kín hoặc chưa được tìm thấy, không có cuốn sách nào là bí mật chỉ là một ít người đặc biệt được chọn (để viết chúng) và lại có người nào đang còn sống có một mặc khải đặc biệt yêu cầu chúng ta vất vả leo lên đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn để được soi dẫn không? Chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Chúa Trời đã không rời xa chúng ta mà không để lại một nhân chứng. Tương tự bằng chính năng quyền siêu phàm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Lời của Ngài, thì Ngài cũng sử dụng để bảo vệ nó.Thi Thiên 119:160 xác quyết toàn bộ Lời Chúa là chân thật. Mở đầu với tiền đề đó, chúng ta có thể so sánh những quyển sách nguỵ kinh để xem nếu chúng đáp ứng được các thử nghiệm hay không. Chẳng hạn, Kinh Thánh khẳng định Đức Chúa Jêsus Christ là Ðức Chúa Trời (Ê-sai 9:6-7; Ma-thi-ơ 1:22-23; Giăng 1:1-2,14, 20:28; Công vụ 16:31, 34; Phi-líp 2:5-6; Cô-lô-se 2:9; Tít 2:13; Hê-bơ-rơ 1:8; II Phi-e-rơ 1:1). Thế nhưng nhiều bản văn nguỵ kinh tự xưng là Thánh Kinh, cho rằng Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời. Khi mâu thuẫn rõ ràng tồn tại, Thánh Kinh đã chứng minh được độ tin cậy, bỏ lại những bản văn khác ra ngoài phạm vi của Thánh Kinh.Vào những thế kỷ đầu của Giáo Hội, nhiều Cơ Đốc nhân bị giết chết vì đã sở hữu những bản sao Kinh Thánh. Chính vì sự bách hại này, mà đã sớm có câu hỏi được đặt ra: “Các quyển sách có giá trị như thế nào đến nỗi họ dám chịu chết?” Một số sách có thể bao gồm những lời phán của Chúa Giê-xu, nhưng chúng có được soi dẫn như đã được nói đến trong II Ti-mô-thê 3:16 không? Giáo Hội Nghị đóng một vai trò quan trọng trong việc công khai công nhận tính kinh điển của Thánh Kinh, nhưng thông thường một giáo hội độc lập hoặc các tổ chức giáo hội đều công nhận Thánh Kinh được soi dẫn từ lúc viết ra (Cô-lô-se 4:16; I Thê-sa-lô-ni-ca 5:27). Trong suốt những thế kỷ đầu của Giáo Hội, một vài quyển sách đã từng có tranh cãi nhưng về cơ bản, danh sách những quyển sách mang tính kinh điển đã được hoàn tất vào năm 303 sau công nguyên.Khi nói đến Kinh Thánh Cựu Ước, có ba sự kiện rất quan trọng đã được đề cập đến: 1) Kinh Thánh Tân Ước luôn trích dẫn hoặc ám chỉ từ Kinh Thánh Cựu Ước hoặc cả hai. 2) Thực tế Chúa Giê-xu đã xác nhận kinh điển Thánh Kinh được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ trong Ma-thi-ơ 23:35, khi Ngài dẫn chứng câu chuyện từ sách đầu tiên cho đến sách cuối cùng trong Thánh Kinh đương thời của Ngài. 3) Người Do Thái đã quá kỹ lưỡng để tuân giữ Thánh Kinh Cựu Ước và họ đã có một số tranh cãi về những phần nào kinh điển hoặc không kinh điển. Những sách ngoại kinh của Giáo Hội Công Giáo La Mã đã không đạt tới định chuẩn và nằm ngoài kinh điển Thánh Kinh cho nên không được người Do Thái chấp nhận.Phần lớn những câu hỏi các sách nào thuộc về Thánh Kinh đề cập đến những văn phẩm được viết trong thời Chúa Giê-xu hoặc sau đó. Giáo Hội đầu tiên đã đưa ra những định chuẩn cụ thể cho những quyển sách để chúng được công nhận là một phần của Kinh Thánh Tân Ước. Các sách được chọn làm kinh điển phải hội đủ các tiêu chuẩn sau: Có phải quyển sách được viết từ những người đã chứng kiến tận mắt cuộc đời Chúa Jesus Christ? Quyển sách đó có vượt qua được phần “kiểm chứng chân lý”? (bản văn có mang tính chất liên tục kết hợp với những sách khác và có nhất quán với Thánh Kinh?) Các sách Tân Ước được chấp nhận lúc đó đã trãi qua trước thử thách của thời gian và Cơ Đốc giáo chính thống đã chấp nhận những điều này, với một ít khó khăn trong nhiều thế kỷ.Sự tin cậy trong việc công nhận những quyển sách đặc biệt có niên điểm trước đó đến độc giả của thế kỷ thứ nhất là những người đã cung cấp những bằng chứng trực tiếp về tính xác thực của chúng. Hơn thế nữa, chủ đề ngày tận thế của sách Khải Huyền và việc cấm thêm lời vào sách trong Khải Huyền 22:18 đã gây ra một sự tranh cãi mạnh mẽ cho rằng kinh điển đã được chấm dứt tại thời điểm đương thời của bản văn (năm 95 sau Công nguyên).Có một điểm quan trọng mà thần học không thể bỏ qua: Đức Chúa Trời đã ban Lời của Ngài cho hằng thiên niên kỷ với một mục đích duy nhất là khải thị chính mình Ngài và truyền đạt cho nhân loại. Cuối cùng thì Giáo Hội Nghị không quyết định nếu một sách đã trở thành Thánh Kinh; điều đó đã định khi trước giả được chọn viết bởi Đức Chúa Trời. Để đạt được kết quả cuối cùng, bao gồm cả việc bảo tồn Lời Ngài qua nhiều thế kỷ, Đức Chúa Trời đã hướng dẫn những Giáo Hội Nghị đầu tiên trong sự công nhận tính chất kinh điển của các sách đó.Những tri thức có được liên quan đến nhiều sự việc như: thuộc tính của Đức Chúa Trời, nguồn gốc của vũ trụ và sự sống, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, những điều kỳ diệu của sự cứu rỗi, và các sự kiện trong tương lai (bao gồm cả vận mệnh của nhân loại) nằm ngoài quan sát tự nhiên và năng lực khoa học của con người. Lời của Chúa đã được truyền ra, giá trị và nhân cách được tìm thấy trong những Cơ Đốc nhân qua nhiều thế kỷ, đủ để giải thích mọi điều mà chúng ta cần biết về Đấng Christ (Giăng 5:18; Công Vụ 18:28; Ga-la-ti 3:22; II Ti-mô-thê 3:15); và để dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy chúng ta trong sự công bình (II Ti-mô-thê 3:16).EnglishTrở lại trang chủ tiếng Việt
Kinh điển Thánh Kinh là gì?

*

Lời Chúa trong Thánh Kinh là của ăn tinh thần rất cần thiết cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu. Chính Chúa Giêsu đã nói : Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4,4)

Nhưng ngày nay nhiều người vẫn chưa hiểu biết tầm quan trọng của Lời Chúa trong đời sống cá nhân cũng như tập thể, vì thế, Công Đồng Vaticanô II đã dành hẳn một Hiến Chế để trình bày tín lý về Mặc Khải của Thiên Chúa và đã khảng định : Hội Thánh luôn tôn kính Thánh Kinh như chính thân thể Chúa.” (MK số 21)

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã kêu gọi các tín hữu hãy Sống Lời Chúa. Các ngài viết trong thư mục vụ năm 2005 như sau :

-”Ngoài bàn tiệc Thánh Thể, người Kitô còn được mời gọi tham dự bàn tiệc thứ hai là bàn tiệc Lời Chúa. Thật ra cả hai bàn tiệc đều diễn tả cùng một mầu nhiệm, mầu nhiệm Sự Sống.

Đang xem: Tư liệu thánh kinh: việc giải thích thánh kinh

Vì thế chúng tôi mời gọi anh chị em đào sâu ý nghĩa và vai trò của Lời Chúa. Hơn nữa, năm nay kỷ niệm 40 năm Hiến Chế Tín Lý của Công Đồng Vaticanô II về Mạc Khải của Thiên Chúa, một trong những văn kiện quan trọng nhất của Công Đồng về giáo lý cũng như về mục vụ.” (Số 1)

Trong tinh thần chia sẻ và đáp ứng lời kêu gọi của HĐGM, tôi gửi đến anh chị em một số đề tài liên quan đến Lời Chúa trong Thánh Kinh, giúp anh chị em thêm hiểu biết, tin tưởng, thực hành và loan truyền Lời Chúa cho mọi người.

Trong phần nội dung, tôi dựa vào Thánh Kinh và Công Đồng Vaticanô II, đặc biệt là Hiến Chế tín lý về Mạc Khải để trình bày theo thứ tự như sau :

1/ Ý nghĩa và nội dung Thánh Kinh.

2/ Hội Thánh tôn Kính Thánh Kinh.

3/ Lắng nghe và thực hành Lời Chúa.

Chương một
Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG THÁNH KINH

1. Thánh Kinh là gì ?

Thánh Kinh là sách ghi chép Lời Thiên Chúa phán dạy, dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần, và được ghi chép một lần cho muôn đời, để dẫn đưa loài người tiến vào Nước Trời.

Thánh Phaolô đã trình bày nhiều lần như sau :

-”Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.” (Dt 1,1-2)

-”Mọi lời xưa đã chép trong Thánh Kinh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy.” (Rm15,4)

-”Tất cả những gì viết trong Thánh Kinh đều do Thiên Chúa linh ứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành.” (2 Tm 16-17)

-”Lời Thiên Chúa là Lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi : xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm linh cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thọ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tât cả đều trần trụi và phơi bày trước mắt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ.” (Dt 4,12-13)

Thánh Phêrô cũng đã dạy :

-”Lời Chúa vẫn tồn tại đến muôn thuở muôn đời. Đó chính là Lời đã được loan báo cho anh em như một Tin Mừng. Vậy anh em hãy từ bỏ mọi thứ gian ác, mọi điều xảo trá, giả hình và ghen tương cùng mọi lời nói xấu gièm pha.”

-”Như trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát sữa tinh tuyền là Lời Chúa, nhờ đó anh em sẽ lớn lên để hưỏng ơn cứu độ, nếu anh em đã nghiệm thấy Chúa tốt lành.” (1 Pr 1,25 – 2,3)

Hội Thánh đã xác định :

-”Những gì Thiên Chúa mạc khải mà Thánh Kinh chứa đựng và trình bày, đều được viết ra dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần.” (MK 11)

2. Ai là tác giả của Thánh Kinh ?

Thiên Chúa là tác giả của Thánh Kinh. Bởi vì Thánh Kinh được viết dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần; nghĩa là Chúa Thánh Thần đã tác động trên trí khôn và ý chí của “những người Chúa chọn và dùng họ trong khả năng và phương tiện của họ, để khi chính Ngài hành động trong họ và qua họ, họ viết ra như những tác giả đích thực tất cả những gì Chúa muốn và chỉ viết những điều đó thôi.” (MK 11)

-”Thiên Chúa Đấng linh ứng và là tác giả các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước, đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước. Thật vậy, dù Đức Kitô thiết lập Giao Ước Mới trong Máu Ngài (Lc 22,20; 1 Cr 11,25), nhưng các sách Cựu Ước vẫn được sử dụng trọn vẹn trong sứ điệp Tin Mừng, đạt được và bày tỏ đầy đủ ý nghĩa trong Tân Ước (Mt 5,17; Lc 24,27; Rm 16,25-26; 2 Cr 3,14-16). Ngược lại Tân Ước cũng được sáng tỏ và giải thích nhờ Cựu Ước.” (Mk 15).

3. Thánh Kinh gồm mấy phần và mấy quyển ?

Thánh Kinh là một công trình vĩ đại về văn học nghệ thuật do rất nhiều người góp phần tạo nên trong suốt hơn 12 thế kỷ. Thánh Kinh không phải là một cuốn sách đơn lẻ bình thường, nhưng là một “thư viện nho nhỏ.”

Thư viện này gồm 73 quyển dài ngắn khác nhau, chứa đựng cả một kho tàng tư tưởng phong phú với đủ mọi thể loại văn chương : từ lịch sử, triết lý, luật pháp, thư, kịch, truyện, cho đến các bản thánh ca, tình ca, ca dao, tục ngũ, châm ngôn, các lời tiên tri, những tâm tình cầu nguyện . . .

Thánh Kinh gồm 73 quyển, chia làm 2 phần :

– Cựu Ước 46 quyển và Tân Ước 27 quyển.

– Mỗi quyển chia làm nhiều đoạn, mỗi đoạn lại chia làm nhiều câu.

Thánh Kinh (trọn bộ hoăc từng phần) đã được dịch ra trên 2450 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến khắp nơi trên thế giới.

4/ Cựu Ước là gì ?

Cựu Ước là giao ước cũ, giao ước giữa Thiên Chúa và dân Do thái qua ông Môsê. Thánh Phaolô đã gọi luật Môsê là giao ước cũ (2 Cr 3,14).

-”Thiên Chúa đã dùng lời nói, việc làm mạc khải cho dân Ngài đã chọn để họ biết Ngài là Thiên Chúa độc nhất, chân thật và hằng sống, để dân Do thái nghiệm thấy đâu là đường lối Thiên Chúa đối xử với loài người, và để nhờ chính Ngài phán dạy qua miệng các ngôn sứ, ngày qua ngày, họ thấu hiểu các đường lối ấy cách sâu đặm và rõ ràng hơn, để rồi đem phổ biến rộng rãi nơi các dân tộc.”

“Vì vậy, chương trình cứu độ được các thánh sử tiên báo, thuật lại và giải thích trong các sách Cựu Ước, như là lời nói chân thật của Chúa. Bởi vậy các sách được Thiên Chúa linh ứng này luôn có một giá trị vĩnh viễn.” (MK 14)

-”Các sách Cựu Ước trình bày cho mọi người biết Thiên Chúa là ai ? và Con người là ai ? Đồng thời trình bày Thiên Chúa công bình và nhân từ đối xử với loài người như thế nào ? Tuy có nhiều khuyết điểm và tạm bợ, nhưng các sách ấy minh chứng khoa sư phạm đích thực của Thiên Chúa.”

“Do đó các Kitô hữu phải thành kính đón nhận các sách này, vì chúng diễn tả một cảm thức sâu sắc về Thiên Chúa, tàng trữ những lời giáo huấn cao siêu về Ngài, những tư tưởng khôn ngoan và hữu ích về đời sống con người, những kho tàng kinh nghiệm tuyệt diệu, và sau cùng ẩn chứa mầu nhiệm cứu rỗi chúng ta.” (MK 15)

5. Các sách Cựu Ước chia làm mấy thể loại ? và nôi dung là gì ?

Cựu Ước được hình thành trong khoảng từ năm 1200 đến năm 100 trước Công nguyên (trước Chúa Giêsu). Các sách Cựu Ước hầu hết được viết bằng tiếng Hip-ri (Do thái) và sau này được dịch ra tiếng Hy lạp.

Các sách Cựu Ước thường được chia làm 4 thể loại như sau :

I- 5 quyển luật Môsê Ngũ Kinh : Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân số và Đệ nhị luật.

Các sách này ghi lại liên tục phần đầu của lịch sử cứu độ. Chương trình của Thiên Chúa trên nhân loại nói chung và việc Chúa tuyển chọn một dân tộc để thực hiện chương trình ấy. Đó là dân Is-ra-en (Do thái).

II16 quyển lịch sử : Gio-su-ê, Thủ lãnh, Rút, Sa-mu-en (2 quyển), Các vua (2 quyển), Sử biên niên (2 quyển), Ét-ra, Nơ-khe-mi-a, Tô-bi-a, Giu-đi-tha, Ét-te, Ma-ca-bê (2 quyển).

Các sác này ghi lại lịch sử dân Chúa chọn trên phần đất họ đã định cư. Đó cũng là lịch sử những thăng trầm trong mối quan hệ giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Những thăng trầm này nằm trong kế hoạch giáo dục lâu dài của Thiên Chúa để dọn đường và chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô giáng sinh.

III7 quyển thi phú : Gióp, Thánh vịnh, Châm ngôn, Giảng viên, Diễm ca, Khôn ngoan và Huấn ca.

Các sách này diễn tả và giúp xây dựng mối quan hệ cần có giữa con người và Thiên Chúa trong đời sống thực tế. Từ những suy tư triết học về ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa sự đau khổ, sang đến quan niệm đúng đắn về tình yêu, những lời khuyên cho cuộc sống hôn nhân, gia đình cho việc giáo dục, các mối giao tế xã hội cho tới những lời cầu nguyện hằng ngày dâng lên Thiên Chúa.

IV18 quyển ngôn sứ : I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ai-ca, Ba-rúc, Ê-dê-ki-en, Đa-ni-en, Hô-sê, Gio-en, A-mốt, Ô-va-đi-a, Gio-na, Mi-kha, Na-khum, Kha-ba-cúc, Xô-phô-ni-a, Khác-gai, Da-ca-ri-a và Ma-la-khi.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Vệ Sinh Máy Giặt Lg Và Vệ Sinh Lồng Giặt Lg, Tự Tháo Lắp Máy Giặt Lg

Các ngôn sứ là những người được Chúa chọn sai đến chuyển trao lời Chúa cho dân Ngài. Các sách ngôn sứ giúp chúng ta hiểu thêm về các giai đoạn lịch sử cách sâu sắc. Lịch sử đáng vui hay đáng buồn là tùy con người trung thành hay bất trung với tình yêu Thiên Chúa và các giới luật của Ngài. Muốn tiến đến một tương lai tươi đẹp cả trên thế giới này và trong vũ trụ mới mai sau, chúng ta cần phải biết đi vào chương trình tình yêu của Thiên Chúa Sáng Tạo.

6. Tân Ước là gì ?

Tân Ước là giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người qua Chúa Giêsu Kitô. Tân Ước là giao ước vĩnh cửu đã thành hình trong Máu Chúa Giêsu Kitô (1 Cr 11,25) đổ ra một lần là đủ. (Dt 9,23-26)

Hội Thánh xác định như sau :

-”Khi đến thời viên mãn (Ga 4,4), Ngôi Lời đầy tràn ân sủng và chân lý đã nhập thể và ở giữa chúng ta (Ga 1,14). Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập Nước Thiên Chúa trên trần gian. Ngài mạc khải Cha Ngài và chính Mình qua lời nói, việc làm và hoàn tất công trình Ngài khi Ngài chịu chết, sống lại, lên trời vinh hiển và khi Ngài sai Chúa Thánh Thần đến.”

-”Khi bị treo lên khỏi đất (Ga 12,32), Ngài kéo mọi người đến với Mình. Ngài là Đấng duy nhất có những Lời ban sự sống vĩnh cửu (Ga 6,68).”

-”Nhưng mầu nhiệm này chưa bao giờ được tỏ cho các thế hệ trước biết, nay đã được mạc khải trong Thánh Thần cho các Tông đồ . . . để họ rao giảng Tin Mừng, cổ võ lòng tin vào Chúa Giêsu. Những việc này, các sách Tân Ước đã minh chứng với một bằng chứng có giá trị vĩnh viễn và thần linh.” (MK 17)

Thật vậy, giao ước cũ và giao ước mới có một sự duy nhất, vì do cùng một Thiên Chúa là tác giả. Giao ước cũ đạt được sự hoàn tất viên mãn của mình nơi Chúa Giêsu.

7. Các sách Tân Ước chia làm mấy thể loại ? và nôi dung là gì ?

Tân Ước gồm 27 quyển, được viết bằng tiếng Hy lạp phổ thông thời bấy giờ. Tuy gọi là sách, nhưng thực ra có những thư chỉ đài khoảng 1, 2 trang (như : thư 1 Gioan, thư 3 Gioan, thư gửi Phi-lê-mon).

Chúng ta có thể chia các sách Tân Ước làm 4 loa?i, dựa trên bốn thể văn khác nhau :

I- Thể văn Tin Mừng (cũng gọi là Phúc Âm) : Bốn sách đầu tiên của Tân Ước là Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an.

Bốn sách Tin Mừng chiếm một địa vị ưu việt trong tất cả Thánh Kinh, “bởi vì Tin Mừng là chứng tá chính yếu về đời sống và giáo lý của Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng Cứu Độ chúng ta.” (MK18)

Công đồng Vat. II đã coi các sách Tin Mừng như những chứng từ thành văn của các tông đồ, hay của những vị đã sống bên các tông đồ ghi chép lại, do ơn Chúa Thánh Thần linh ứng. Đó là chứng từ đức tin mang hai đặc điểm sau đây :

a) Chứng từ này được viết lại sau những biến cố nền tảng của Kitô giáo : phục sinh, lên trời và hiện xuống. Các biến cố này như những luồng sáng chiếu dọi vào toàn bộ cuộc đời Chúa Giêsu, khiến cho các tông đồ hiểu biết thâm trầm hơn về các việc làm và lời nói của Ngài.

b) Chứng từ này mang đậm nét đặc thù của từng tác giả. Khi soạn thảo các sách Tin Mừng, mỗi tác giả đã phải chọn lựa những yếu tố được truyền khẩu, hay được ghi lại thành văn, cộng thêm những hiểu biết riêng của mình mà làm nên một tác phẩm. Tác phẩm này được viết cho một giáo đoàn nhất định và với một mục đích nhất định.

Bốn sách Tin Mừng là bốn cái nhìn về cùng một thực tại là Chúa Giêsu, bốn cái nhìn khác nhau nhưng bổ túc cho nhau, để chúng ta có cái nhìn trọn vẹn về Con Thiên Chúa.

II- Thể văn Lịch sử Tôn giáo : Sách Công vụ Tông đồ.

Sách này kể lại buổi đầu của Hội Thánh và công cuộc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc. Sách này không phải là một tài liệu thuần túy lịch sử và cũng không phải là một sách giáo lý thuần túy. Có thể nói sách Công vụ Tông đồ là sách lịch sử nhằm giáo huấn.

Tác giả Luca đã viết sách này cho những tín hữu gốc dân ngoại, để nói lên sứ điệp cứu độ được gửi tới tất cả mọi người, trước là người Do thái, sau là dân ngoại.

III- Thể văn Thư Tôn giáo chính thức : Gồm có 21 thư chia ra : 14 thư của thánh Phaolô; 1 thư của thánh Gia-cô-bê; 2 thư của thánh Phê-rô; 3 thư của thánh Gio-an và 1 thư của thánh Giu-đa.

Đây là những lá thư thật sự, vì được gửi tới những cá nhân, như : Ti-mô-tê, Ti-tô, Phi-lê-mon, hay gửi cho các giáo đoàn ở trong đế quốc Rô-ma.

Các thư phát xuất từ những hoàn cảnh cụ thể, nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể, như : Củng cố lòng tin, khích lệ trong cơn bách hại, xác định những điểm giáo lý, uốn nắn những lệch lạc, ngăn ngừa những sai lầm . . .

Các thư này thường được đọc công khai trong các buổi họp cộng đoàn tín hữu (1 Tx 5,27) và cũng có thể được trao đổi giữa các cộng đoàn (Cl 4,16).

Các thư phản ánh việc Sống Lời Chúa của các cộng đoàn dân Chúa ở thế kỷ đầu, với những khó khăn riêng. Nhưng ngày nay chúng ta cũng có thể khám phá thấy nơi các thư một sứ điệp luôn mới mẻ cho đức tin của chúng ta, miễn là biết thích ứng sứ điệp đó cho thời đại chúng ta đang sống.

IV- Thể văn Khải Huyền : Sách Khải huyền của thánh Gio-an.

Đây là thể văn thịnh hành trong văn chương Do thái thời trước Chúa Giêsu 2 thế kỷ và sau Chúa Giêsu 1 thế kỷ. Thể văn này sử dụng nhiều hình ảnh, con số, tên gọi và mầu sắc mang ý nghĩa tượng trưng.

Để hiểu được ý nghĩa của chúng, chúng ta cần quy chiếu về Cựu Ước và các sách khải huyền khác, chứ không nên hiểu theo nghĩa đen.

Sách Khải Huyền được viết để củng cố niềm hy vọng cho các tín hữu đang bị bách hại vì đức tin. Tác giả Gio-an đã phác họa một loạt những thị kiến có tính tượng trưng để mô tả cuộc giao tranh trong vũ trụ : Giữa sự thiện và sự ác, giữa Chúa Kitô và Sa-tan; cuối cùng Chúa Kitô và các thánh sẽ toàn thắng. Đó là động lực giúp người tín hữu vững tâm đợi chờ sự can thiệp của Thiên Chúa.

Xem thêm: 14 Kinh Nghiệm Lựa Chọn Thức Ăn Cho Rùa Cạn Ăn Gì Để Bách Niên Giai Lão? ?

Như thế, sách Khải Huyền vẫn có giá trị cho mọi thời, vì lịch sử vẫn còn là cuộc tranh chấp cho tới khi Chúa Giêsu Kitô trở lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *