Các nhà thiên văn học xác định lớp ngoại hành tinh mới là “Hycean” có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Minh họa về hành tinh Hycean – hành tinh nóng có đại dương với bầu khí quyển giàu hydro. Ảnh: Amanda Smith

Vũ trụ có rất nhiều dạng hành tinh, trong đó có những hành tinh có thể sinh sống được dù được xác định là không giống Trái đất. 

Trước đây, các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm sự sống ở những hành tinh có kích thước, khối lượng, nhiệt độ và thành phần khí quyển tương tự Trái đất. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy nên mở rộng tầm nhìn trong tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. 

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Cambridge, Anh, cho rằng, dấu hiệu của sự sống ngoài Hệ Mặt trời có thể được phát hiện trong vòng 2-3 năm sau khi thay đổi suy nghĩ về việc tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống được. 

Trong nghiên cứu mới, các nhà thiên văn học xác định được một lớp ngoại hành tinh như vậy, gọi là hành tinh “Hycean”. Những ngoại hành tinh này lớn gấp 2,5 lần Trái đất và có đại dương nước lỏng khổng lồ bên dưới bầu khí quyển giàu hydro. 

Những hành tinh Hycean dường như cực kỳ phong phú trong suốt Dải Ngân hà và có thể là nơi chứa sự sống của vi sinh vật tương tự như “những sinh vật ái cực” phát triển mạnh ở trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất vốn gây hại cho đa phần sự sống trên Trái đất, theo nhóm nghiên cứu. 

“Những hành tinh Hycean mở ra một con đường hoàn toàn mới trong việc tìm kiếm sự sống ở nơi khác” – tác giả chính Nikku Madhusudhan, thuộc Viện Thiên văn học, Đại học Cambridge ở Anh, cho biết. 

Những thế giới Hycean có kích thước tương tự các “siêu Trái đất” bằng đá và các “tiểu sao Hải vương” dạng khí. Siêu Trái đất và tiểu sao Hải vương là 2 dạng ngoại hành tinh phổ biến nhất trong thiên hà. 

Điểm khác biệt của các ngoại hành tinh Hycean là có mật độ ở ngưỡng giữa siêu Trái đất và tiểu sao Hải vương, theo nghiên cứu mới công bố ngày 25.8 trên Tạp chí Vật lý Thiên văn. 

Các ngoại hành tinh Hycean cũng rất đa dạng. Một số có quỹ đạo cực gần với ngôi sao chủ khiến những hành tinh này duy trì trạng thái cố định phía ban ngày nóng thiêu đốt và phía ban đêm vĩnh viễn tối tăm. Một số hành tinh Hycean có quỹ đạo rất xa, nhận được rất ít bức xạ từ ngôi sao chủ.

Đang xem: Sự sống “di cư” như thế nào trong vũ trụ?

Dù vậy, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, sự sống vẫn có thể tồn tại được ở những hành tinh Hycean khắc nghiệt như vậy, ví dụ như ở vùng nước của phía ban đêm của hành tinh cố định gần sao chủ. 

“Thật thú vị khi những điều kiện sinh sống có thể tồn tại trên những hành tinh rất khác so với Trái đất” – đồng tác giả nghiên cứu Anjali Piette, Viện Thiên văn học của Cambridge, chia sẻ. 

Ngoài ra, những hành tinh Hycean dường như là nơi thích hợp để tìm kiếm các khí đặc trưng sinh học tiềm năng như ôxy và metan.

Cuộc săn tìm sự sống ngoài Trái đất ở những hành tinh Hycean có thể sớm bắt đầu. Nhà khoa học Madhusudhan và đồng nghiệp đã xác định được một số thế giới Hycean có bầu khí quyển mà những kính thiên văn thế hệ tiếp theo như James Webb có thể nghiên cứu.

Kính thiên văn James Webb trị giá 9,8 tỉ USD của NASA dự kiến ​​phóng vào cuối năm nay. Những hành tinh tiềm năng đó quay quanh những ngôi sao lùn đỏ nhỏ, mờ, cách Trái đất từ ​​35 đến 150 năm ánh sáng.

“Một phát hiện đặc trưng sinh học sẽ thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự sống trong vũ trụ. Chúng ta cần phải cởi mở về nơi chúng ta trông đợi tìm thấy sự sống và những dạng sống có thể tồn tại bởi thiên nhiên liên tục gây bất ngờ theo những cách thức không thể hình dung nổi” – nhà thiên văn học Madhusudhan nói. 

Các nghiên cứu đã phát hiện các thành phần hóa học thiết yếu cho sự sống trong các mảnh thiên thạch rơi xuống Mỹ, Canada và Australia, từ đó góp phần củng cố giả thiết rằng những vật thể tương tự ngoài vũ trụ có thể đã tới Trái Đất từ rất sớm, góp phần mang lại sự sống cho hành tinh xanh. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Nature Communications.

Nhà Cái Là Gì? Nên Chơi Cá Độ Tại Nhà Cái Nào? ? Tiêu Chí Đánh Giá Nhà Cái Uy Tín

Theo tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia về hóa học và thiên văn Yasuhiro Oba của Viện Khoa học Nhiệt thấp thuộc Đại học Hokkaido (Nhật Bản), không giống như những lần trước đó, các phương pháp được sử dụng lần này nhạy hơn và không dùng axit mạnh hay chất lỏng nóng để chiết xuất 5 thành phần, còn được biết đến là nucleobase (thành phần cấu tạo nên axit nucleic).

Nucleobase là hợp chất chứa nitơ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xoắn ốc đặc trưng của ADN. Hai nucleobase gồm cytosine và thymine, mới được phát hiện trong thiên thạch có thể né được những cuộc kiểm tra trước đó, do chúng sở hữu cấu trúc mỏng manh hơn 3 loại còn lại. Tuy nhiên, 5 loại nucleobase này dường như không phải là những hợp chất hóa học duy nhất đóng vai trò quan trọng việc hình thành sự sống. Những thành phần quan trọng khác bao gồm axit amino, đường, axit béo.

Đồng tác giả nghiên cứu Danny Glavin của Trung tâm bay vũ trụ Goddard thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tại Maryland, cho rằng việc xác nhận nguồn gốc ngoài Trái Đất của bộ nucleobase hoàn chỉnh được tìm thấy trong ADN và ARN đã củng cố thêm giả thiết rằng thiên thạch có thể là khởi nguồn quan trọng của các hợp chất hữu cơ cần thiết để tạo nên các sinh vật sống đầu tiên trên Trái Đất.

Ông
Glavin nhấn mạnh hiện vẫn còn nhiều điều cần khám phá về những sự kiện hóa học giúp tạo nên sự sống trên Trái Đất và nghiên cứu này chắc chắn sẽ bổ sung vào danh sách những hóa chất có khả năng đã xuất hiện từ trước khi có sự sống trên hành tinh.

Trái Đất được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Ở thời kỳ sơ khai, hành tinh xanh liên tục đón nhận các thiên thạch, sao chổi và những vật liệu khác từ vũ trụ. Những sinh vật sống đầu tiên trên hành tinh là những vi khuẩn dưới đại dương nguyên thủy và hóa thạch cổ xưa nhất được biết đến là những mẫu vi khuẩn dưới biển có niên đại cách đây khoảng 3,5 tỷ năm.

Xem thêm: Ngày trái đất là gì? nguồn gốc và ý nghĩa của ngày trái đất 22/4

Mặc dù những kết quả hiện nay có thể không trực tiếp làm sáng tỏ nguồn gốc của sự sống Trái Đất, song các nhà khoa học tin rằng chúng sẽ góp phần tăng thêm hiểu biết của nhân loại về những phân tử hữu cơ có mặt trên hành tinh từ trước khí sự sống được hình thành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *