” class=”title-header”>Từ những hiểu biết về hai bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương, em hãy phân tích để làm nổi bật những nét tương đồng và điểm khác biệt trong cách thể hiện niềm ước nguyện chân thành của mỗi nhà thơ.

Đang xem: So sánh mùa xuân nho nhỏ và viếng lăng bác

*

154365 điểm

trần tiến

Từ những hiểu biết về hai bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương, em hãy phân tích để làm nổi bật những nét tương đồng và điểm khác biệt trong cách thể hiện niềm ước nguyện chân thành của mỗi nhà thơ.

Xem thêm:

*

Xem thêm:

1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về nội dung nghị luận.2/ Thân bài: Phân tích – so sánh để làm nổi bật những nét tương đồng và điểm khác biệt….: – Nêu khái quát nội dung chính của hai bài thơ + Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. + Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. – Điểm giống nhau trong niềm ước nguyện của hai bài thơ: Cùng có cảm xúc trước khung cảnh thiên nhiên, đất trời, trực tiếp đón nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống (mùa xuân, đến lăng Bác) để rồi niềm ước nguyện được dâng lên. Những ước nguyện đó được thể hiện qua những từ ngữ gợi hình đồng điệu: làm con chim, làm cành hoa …để có thể cống hiến những phần tốt đẹp nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước, cho Người đã hi sinh cả cuộc đời vì đất nước mà ai cũng phải kính trọng. – Những điểm khác nhau trong cách thể hiện ước nguyện của mỗi nhà thơ: + Với Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ thể hiện một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm của một con người. Nhà thơ thể hiện tình cảm xúc động, mãnh liệt song cũng hết sức khiêm nhường (Một nốt trầm xao xuyến, lặng lẽ dâng cho đời). Thể thơ 5 chữ với nhạc điệu trong sáng, tha thiết gần gũi với lối dân ca. + Ở Viễn Phương, có sự đồng nhất trong cảm xúc “nỗi nhớ thương” ngay cả khổ đầu cho đến khổ cuối đều nhắc đến hình ảnh “cây tre” thể hiện ước nguyện được tri ân Bác. Từ “trung hiếu” trong câu thơ phát triển từ tư tưởng trung hiếu thời phong kiến “tận trung với nước, tận hiếu với dân” nhưng lại thể hiện được tư tưởng, tình cảm mới của nhà thơ. Giọng thơ phù hợp với nội dung tình cảm, hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ vừa gần gũi vừa sâu sắc. – Biện pháp nghệ thuật: Đặc sắc trong hai khổ thơ sử dụng điệp từ, điệp ngữ. Phép tu từ ẩn dụ. Nhiều hình ảnh tươi sáng, giản dị, có ý nghĩa được đưa vào so sánh trong hai bài thơ. (Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng mỗi ý trên đều phải được phân tích, minh họa bằng dẫn chứng cụ thể) 3/Kết bài: Khái quát lại nội dung phân tích – so sánh và đánh giá về sự thành công của mỗi tác giả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *