Mỗi ngày, các doanh nghiệp lớn có thể ký đến hàng chục thậm chí là hàng trăm hợp đồng khác nhau. Và MOU chính là một loại biên bản không thể thiếu, làm tiền đề cho việc ký kết hợp đồng chính thức sau này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết MOU là gì và vai trò của MOU trong việc ký kết hợp đồng như thế nào? Sau đây, hãy cùng be
POS khám phá tất tần tật về MOU và cách viết biên bản ghi nhớ hợp tác nhé! 

MOU là gì?

MOU là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng anh Memorandum of Understanding, dịch ra tiếng Việt là biên bản ghi nhớ. MOU là một thỏa thuận song phương hoặc đa phương không ràng buộc, bao gồm thông tin chi tiết về trách nhiệm, thỏa thuận cũng như sự hiểu biết giữa các bên liên quan. 

MOU thường được sử dụng trong trường hợp các bên không mong muốn một cam kết pháp lý hoặc trong trường hợp không thể thống nhất ý kiến để đi đến một thỏa thuận hợp pháp. MOU có thể trở thành biên bản có tính pháp lý nếu sở hữu những điều kiện sau:

Các bên tham gia có những giao ước rõ ràng.Mục đích và nội dung của MOU cần được công nhận.Mọi điều khoản trong MOU được xác nhận bởi các bên.Có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia.

Đang xem: Mou là gì? sự khác nhau giữa mou và hợp đồng chính thức

*

MOU là gì?

Nói chung, biên bản ghi nhớ không có tính ràng buộc về mặt pháp lý mà chỉ làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). Trong những giao dịch thương mại trên quốc tế, MOU đóng vai trò như là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ lưu trữ những thỏa thuận không chính thức. 

Hiện tại, chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn, khi các bên tham gia ký kết MOU cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Người kí kết MOU có thể xem đây là một hợp đồng thay thế để sử dụng trong trường hợp kiện cáo hoặc hai bên gặp phải mâu thuẫn khi làm việc với nhau.

Nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác có những gì?

Sau khi tìm hiểu xong về MOU là gì, bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá xem MOU bao gồm những nội dung gì nhé.

Bước đầu khi lập MOU, mỗi bên cần phải xác định những thông tin cần được bên kia cung cấp. Quan trọng nhất là hai bên cần phải đưa ra mục tiêu chung để có thể đi đến thỏa thuận cuối cùng. Sau khi biên bản ghi nhớ đầu tiên hoàn thành, đại diện các bên sẽ gặp gỡ, thảo luận và đưa ra thêm một số ý kiến bổ sung, khi đó bạn có thể lập thêm một biên bản ghi nhớ khác. 

*

Những nội dung quan trọng của MOU là gì?

Nói chung, nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác gồm có: 

Thời gian bắt đầu.Thời gian kết thúc.Chi tiết các thỏa thuận của hai bên. Mặt hạn chế và riêng tư (nếu có).

Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất và chấp nhận tất cả các giao ước được ghi trong MOU thì sẽ đến bước ký kết biên bản ghi nhớ. Trong thương mại quốc tế, trước khi ký kết biên bản ghi nhớ, các bên cần kiểm tra và rà soát thật kỹ lưỡng tất cả những thỏa thuận bên trong.

Sự khác nhau giữa hợp đồng và MOU là gì?

Ở phần trên chúng ta đã nói MOU là nền tảng cho việc ký kết hợp đồng sau này. Về mặt tính năng thì MOU khá giống với hợp đồng chính thức. Tuy nhiên giữa MOU và hợp đồng vẫn có những sự khác biệt, cụ thể:

Hợp đồng chính thức MOU
Được thể hiện dưới dạng văn bản, các điều khoản, điều kiện đầy đủ theo luật pháp.Có tính riêng tư giữa hai bên nếu ký song phương hoặc nhiều bên nếu ký đa phương.Có tính ràng buộc về mặt pháp lý và có thể được thi hành dựa trên luật pháp.Quy định cụ thể và chi tiết hơn so với biên bản ghi nhớ.Khi đã ký hợp đồng thì sẽ không thể thay đổi được các quy ước đã ký. Có ít quy định hơn, đơn giản và linh hoạt hơn hợp đồng chính thức. Nếu có thỏa thuận khác hợp lý hơn thì có thể sửa lại trong biên bản ghi nhớ. MOU không có tính ràng buộc về mặt pháp lý.Nếu xảy ra tranh chấp thì MOU không yêu cầu hai bên phải ra tòa xử lý. Do đó, MOU giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nếu có tranh cãi hay bất đồng xảy ra.

Tóm lại, hợp đồng sẽ có tính ràng buộc pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Nếu có phát sinh tranh chấp thì tòa án sẽ đứng ra giải quyết. Tất nhiên, khi tham gia vào quá trình kiện tụng để giải quyết tranh chấp thì bên thua kiện sẽ phải chịu chi phí. Còn MOU đơn giản chỉ là bước đệm, tạo điều kiện cho các bên đi tới ký kết hợp đồng chính thức sau này.

Cách viết biên bản ghi nhớ hợp tác mới nhất 2022

Cách viết biên bản ghi nhớ

Bạn có thể tự soạn biên bản ghi nhớ hoặc sử dụng các mẫu có sẵn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chính xác cho nội dung và hình thức, MOU sẽ gồm các thông tin sau đây:

Thông tin các bên tham gia đàm phán: Tên công ty, địa chỉ, phương thức liên lạc,…Nội dung vấn đề các bên chuẩn bị đàm phán cần phải chỉ rõ: hợp tác góp vốn thì góp vốn vào doanh nghiệp nào, với tư cách gì; nếu buôn bán quốc tế thì hai bên thỏa thuận mua bảo hiểm, thuê tàu như thế nào, trách nhiệm đến đâu; nếu là hợp tác đào tạo thì phải ghi rõ đào tạo ngành nghề gì, dành cho đối tượng nào,…Các bên có thể ghi thêm những điều khoản liên quan đến vấn đề bảo mật, trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba tùy theo mục đích của biên bản.

*

Cách viết biên bản ghi nhớ

Biên bản ghi nhớ cần được trình bày một cách minh bạch, rõ ràng, khoa học, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung quan trọng mà hai bên đã thống nhất. Lưu ý, không dùng từ nhiều nghĩa khi lập MOU vì rất dễ gây ra tranh cãi, hiểu lầm không đáng có. 

Một số mẫu MOU tiếng Việt

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu hướng đến mà các giao ước trong biên bản ghi nhớ là khác nhau. Sau đây là một số mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh và mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư để bạn có thể tham khảo.

Link tải tài liệu mẫu biên bản ghi nhớ:

Trên đây be
POS đã giải đáp MOU là gì và cung cấp một số mẫu MOU tiếng Việt để bạn có thể lập được biên bản ghi nhớ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hy vọng những tài liệu mẫu biên bản ghi nhớ trên đây sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!

FAQ

MOU là viết tắt của từ gì?

“MOU là viết tắt của từ gì?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. MOU chính là thuật ngữ viết tắt của Memorandum of Understanding có nghĩa là biên bản ghi nhớ.

Xem thêm: Combo 10 Cây Hoa SốNg ĐờI CáNh KéP GiốNg TháI CấY Mô, Hoa Có MàU VàNg Và MàU Đỏ

Lý do nên sử dụng MOU là gì?

MOU là một lựa chọn hấp dẫn dành cho doanh nghiệp bởi tính đơn giản và dễ sử dụng, không có các điều khoản pháp lý phức tạp như trong luật hợp đồng. MOU không ràng buộc pháp lý, đơn giản vì đó chưa phải là một hợp đồng chính thức mà chỉ là biên bản ghi lại những thỏa thuận của hai bên trong cuộc họp mà thôi.

Nói cách khác, MOU không yêu cầu hai bên phải mời luật sư, thẩm phán hay những người am hiểu về luật pháp để giải quyết khi xảy ra tranh chấp.

MOU là gì? Memorandum of understanding là gì? Ký kết MOU là gì? Biên bản ghi nhớ là gì? Đây là những câu hỏi đang được quan tâm nhiều nhất trên diễn đàn kinh doanh. 

Ký kết hợp đồng là việc làm thường nhật ở các doanh nghiệp lớn, mỗi ngày họ có thể ký đến hàng chục thậm chí là hàng trăm các hợp đồng khác nhau. Và MOU chính là giai đoạn đầu tiên và không thể thiếu trong việc ký kết hợp đồng chính thức sau này. Nhưng tôi dám chắc, đang có rất nhiều doanh nhân vẫn còn thắc mắc không biết MOU là gì mà nó lại đóng vai trò quan trong trong việc ký kết hợp đồng như vậy?

Mục lục
MOU và hợp đồng chính thức khác nhau như thế nào?

Giải đáp MOU là gì?

MOU trong tiếng anh là Memorandum of Understanding. Đây là một biên bản ghi nhớ thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc nhiều bên khác. 

Biên bản ghi nhớ đóng vai trò là một loại tài liệu, hồ sơ hay công cụ không chính thức, sử dụng trong các trường hợp các bên liên quan không mong muốn cam kết bằng biên bản pháp lý hay trong những trường hợp các bên không thể thống nhất tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi. 

*

Định nghĩa MOU (memorandum of understanding) là gì?

Một biên bản ghi nhớ – MOU trở có thể trở thành một biên bản pháp lý khi chúng đáp ứng được các điều kiện sau đây:

+> Xác định đầy đủ các bên tham gia vào giao ước

+> Mục đích và các nội dung ghi trong bản ghi nhớ phải được các bên liên quan công nhận

+> Các điều khoản của giao ước cần phải được xác nhận chữ ký của các bên liên quan 

Các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu và xem bản ghi nhớ là một bản hợp đồng thay thế, có thể sử dụng nó trong trường hợp các bên không đồng tình hoặc làm trái với các điều khoản trong giao ước.

Vì thế, khi đã ký biên bản ghi nhớ thì mỗi bên tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện các giao ước có trong biên bản.

Bản ghi nhớ hợp đồng (MOU) được diễn ra như thế nào?

Khi đã giải đáp MOU là gì chắc nhiều doanh nhân đang thắc mắc quá trình làm lên một biên bản hợp đồng như thế nào và ký kết ra sao đúng không? Trên thực tế thì quá trình này diễn ra cũng rất đơn giản.

*

MOU là sự thảo luận, thống nhất giữa các bên

Bước đầu, mỗi bên cần phải lập kế hoạch xác định những giao ước mà họ cần bên kia cung cấp, những gì họ phải cung cấp, những yêu cầu họ có thể cho đi và nhận lại giữa các bên, mục đích của bản hợp đồng ghi nhớ. Quan trọng nhất, cần phải đưa ra mục tiêu chung giữa các bên.

Sau khi biên bản hợp đồng ghi nhớ đầu tiên hoàn thành, đại diện các bên sẽ gặp gỡ, thảo luận và đưa ra thống nhất chung cho bản ghi nhớ. 

Một lưu ý: Trong bản ghi nhớ hợp đồng cần phải có các thỏa thuận bao gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, cách làm. Một bản MOU cũng có thể các khuyến cáo về mặt hạn chế và riêng tư. Trong thương mại, MOU cần phải được rà soát, thống nhất thật kỹ trước khi ký kết. 

Sau khi đã thống nhất được các thỏa thuận, các giao ước ghi trong bản ghi nhớ cuối cùng thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ghi nhớ.

MOU và hợp đồng chính thức khác nhau như thế nào?

Trên phần định nghĩa MOU là gì chúng ta có nói MOU là giai đoạn đầu tiên trong việc ký kết hợp đồng. Về mặt tính năng thì MOU có sự tương tự như hợp đồng chính thức. Tuy nhiên, giữa hai loại vẫn có những sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể:

1. Bản hợp đồng chính thức 

Hợp đồng được thể hiện bằng dạng văn bản, có tính riêng tư giữa hai bên hoặc nhiều bên. Hợp đồng có tính ràng buộc về mặt pháp lý và có thể được thi hành bằng thẩm phán. Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu hình phạt mang tính pháp lý, cực kỳ quan trọng, có nhiều trường hợp phải ngồi tù. 

Chính vì những lý do đó mà hợp đồng rất cần thiết cho những ký kết liên quan đến tiền bạc, những giao dịch liên quan đến lợi ích và niềm tin của cả hai bên.

Các bản hợp đồng sẽ quy định cụ thể và chi tiết hơn so với bản ghi nhớ. Khi đã ký hợp đồng thì sẽ không thay đổi được các quy ước đã ghi trong hợp đồng.

*

Chữ ký của 2 bên trên hợp đồng

2. Biên bản ghi nhớ hợp đồng – MOU

Biên bản ghi nhớ thường có ít các quy định hơn, đơn giản, linh hoạt hơn so với hợp đồng. Trong quá trình thực hiện các giao ước, nếu các bên có thỏa thuận khác hợp lý hơn thì có thể sửa lại trong bản ghi nhớ. Sự thay đổi này không làm hại đến lợi ích của cả 2 bên và cũng không làm trái với các quy định của pháp luật. MOU chính là một thỏa thuận trước khi đưa ra hợp đồng chính thức có hiệu lực về mặt pháp lý.

Hầu hết các bên kinh doanh đều chọn bản ghi nhớ hợp đồng bởi tính đơn giản, trực tiếp, không có các điều khoản và điều kiện phức tạp như một bản hợp đồng. Và nếu xảy ra tranh chấp thì MOU không yêu cầu hai bên phải mời luật sư và thẩm phán sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Xem thêm: Đất Phù Sa Là Gì? Tìm Hiểu Về Phù Sa Là Gì? Tìm Hiểu Về Phù Sa Là Gì

Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh mới nhất năm 2020

*

Hình ảnh mẫu MOU xây dựng

*

Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu mà các giao ước trong bản ghi nhờ là khác nhau. Hy vọng với những giải đáp về MOU là gì? Hợp đồng ghi nhớ là gì? Sự khác nhau giữa biên bản ghi nhớ MOU và hợp đồng chính thức trên đây đã phần nào giúp các doanh nhân và quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắc của bản thân. Truy cập ngay website daiquansu.mobi để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *