Việt Nam ta là một quốc gia gắn liền với nền Nông nghiệp. Chính vì vậy, các loại đất trồng cây được xem như một người bạn gắn bó thân thiết với người nông dân. Vậy đất trồng là gì và những loại đất trồng phổ biến nhất trong nước ta là gì. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Đang xem: đất trồng là gì? thành phần, tính chất và phân loại đất trồng?

1. Đất trồng là gì ?

Đất trồng chính là một loại đất dinh dưỡng trồng cây. Được xem là môi trường quan trọng có tác dụng cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxy cho cây cũng như giúp cho cây đứng vững, tránh tình trạng bị ngã, đổ. Đất trồng gồm có 3 thành phần chính, bao gồm:

+ Phần khí: có tác dụng cung cấp oxy cho cây, làm cho đất tơi xốp. Giúp rễ cây hấp thụ được oxy tốt hơn.

+ Phần rắn: có tác dụng cung cấp cho cây các loại chất vô cơ và hữu cơ.

+ Phần lỏng: có tác dụng cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cây, giúp cây phát triển tốt và khỏe mạnh.

2. Những loại đất trồng trọt phổ biến hiện nay

– Đất thịt:

Là loại đất có thành phần gồm 25 đến 50% là cát, 30 đến 50 % là mùn, 10 đến 30% sét. Đây chính là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.

*
*
*

+ Ưu điểm: Đây là loại đất có khả năng giữ nước nhiều và nhiệt độ thay đổi chậm so với nhiệt độ không khí. Có tỷ lệ mùn nhiều hơn so với đất cát. Có khả năng ổn định nhiệt độ hơn. Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn cũng như giữ nước giữ phân tốt do trong đất sét chứa nhiều keo. Ít bị rửa trôi nên đất sét giàu dinh dưỡng. Chất hữu cơ phân giải chậm, tỷ lệ mùn và đất trong đất sét thường kết hợp với nhau tạo nên một phức hợp bền vững.

+ Nhược điểm: Đất sét có hạt nhỏ nên khó thấm nước, dẫn đến việc cây trồng dễ rơi và tình trạng ngập, úng. Khả năng thoáng khí kém. Đất sét là loạt đất nghèo chất hữu cơ nên có sức cản lớn, cứng chặt, tốn nhiều công sức trong việc làm đất. Khi đất bị hạn sẽ xảy ra tình trạng nứt nẻ mặt đất, khiến rễ cây bị đứt.

Bạn có thể tạo đất sét bằng cách bón phân hữu cơ và vôi, phân xanh, phân chuồng cũng như bón cát hoặc tưới nước phù sa thô cho đất sét.

Lời kết

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Và đất được xem là người bạn lâu năm, thân thiết và gắn bó với mỗi người nông dân. Theo dõi web nongnghiepthuanthien.vn để hiểu rõ hơn về Đất.

Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Nó vừa là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư, vừa là nền tảng để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Vậy đất trồng là gì? Pháp luật có quy định như thế nào về đất trồng? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

*

1. Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản. Đây là sản phẩm của quá trình biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và các tác động của con người thì cũng đã tạo nên đất trồng có độ phì nhiêu tốt và từ đó giúp đất trồng đem đến hiệu quả lớn cho người nông dân.

– Thành phần chính của đất trồng bao gồm:

Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. Vì lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển nên lượng CO2 nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần.Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng). Trong đo thành phần vô cơ chiếm tỉ lệ từ 92 đến 98% khối lượng của phần rắn. Thành phần hữu cơ có trong đất trồng sẽ bao gồm các sinh vật sống trong đất và các loại xác động vật, thực vật, vi sinh vật đã chết.Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng. Phần lỏng là nước có trong đất trồng do rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút. Phần nước đã được cung cấp sẽ có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất trồng.

Xem thêm:

– Tính chất chính của đất trồng:

Thành phần cơ giới của đất.Độ chua, độ kiềm của đất.Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.Độ phì nhiêu của đất.

2. Các quy định của pháp luật về đất trồng

Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định thì đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. đất trồng cây hàng năm, trong đó:

Đất trồng cây hàng năm: Trong đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).

Theo Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

– Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm

+ Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp

+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất

+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở

+ Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

– Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Theo Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau:

– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm muốn xây nhà thì phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét chấp thuận yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

– Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Xem thêm: Combo 10 Cây Hoa SốNg ĐờI CáNh KéP GiốNg TháI CấY Mô, Hoa Có MàU VàNg Và MàU Đỏ

3. Một số câu hỏi thường gặp

Hạn mức nhận chuyển quyền đất trồng lâu năm là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 44 Luật đất đai 2013 quy định về Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với đất trồng cây lâu năm là

– Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

– Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Đất trồng cây lâu năm có được chứng nhận quyền sở hữu không?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định cụ thể loại đất trồng cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm: là cây cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa,…

– Cây ăn quả lâu năm: là cây cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,…

– Cây dược liệu lâu năm: là cây cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm,…

– Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm: là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề đất trồng là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về đất trồng là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *