Tìm Hiểu Về Đất Phèn

Đất phèn là loại đất rất phổ biến của vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, vì một số đặc tính như p
H rất thấp, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng độc chất cao nên việc cải tạo đất phèn để có thể canh tác được rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Cùng Tin Cậy tìm hiểu đất phèn được hình thành như thế nào, cách cải tạo đất phèn ra sao?

*

Tìm hiểu về đất phèn

Đất phèn hoạt động

1. Ðiều kiện và quá trình hình thành đất phèn

Ðất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước. Do sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn.

Đang xem: Nhóm đất phèn

Thực vật tự nhiên ở đây chủ yếu là những cây ưa nước có muối như ôrô, cỏ năn, cỏ lác, cỏ gà nước. Những diện tích đang được canh tác chủ yếu trồng lúa, cói và một số loại hoa màu khác song năng suất nói chung còn thấp do đất chua mặn.

Về vị trí so với đất mặn, nhìn chung đất phèn nằm sâu vào đất liền hơn. Ở đồng bằng sông Cửu Long đất phèn có sự xen kẽ rất phức tạp với đất mặn và đất phù sa. Trong đất xảy ra các quá trình mặn hóa, chua hóa, glây và sét hóa làm cho đất có thành phần cơ giới nặng. Tuy nhiên trong đất phèn hai quá trình mặn hóa và chua hóa diễn ra rất mạnh và chúng quyết định các đặc tính của đất phèn.

Quá trình mặn hóa: được hình thành do trong đất có chứa một số lượng muối tan nhất định như muối Na
Cl, Na2SO4. Các muối này có nguồn gốc từ nước biển, trải qua thời gian lượng muối Na
Cl đã giảm nhờ tính hòa tan cao, còn lại muối Na2SO4 được tích lại ở đất phèn. Trong đất phèn do ion Cl– dễ bị rửa trôi trong khi ion SO42- lại thường xuyên được bổ sung, tích lũy bởi quá trình phèn hóa trong qua trình phân hủy các xác hữu cơ (sú, vẹt, đước) do đó tỷ lệ Cl–/ SO42- – và SO42- có chiều hướng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện.Quá trình chua hóa: được kết luận sơ bộ về nguyên nhân làm cho đất chua là do lưu huỳnh có nguồn gốc từ nước biển tích lũy lại theo 2 con đường:Con đường thứ nhất là do những phản ứng hóa học thuần túy như kiểu các muối sunphat ít tan khi nồng độ tăng lên kết tủa lại sinh ra nhiều SO42- làm đất hóa chua.Con đường thứ hai qua tích lũy sinh học từ xác các thực vật rừng ngập mặn (phổ biến là các cây sú, vẹt, đước…). Trong quá trình sống các loại cây này hấp thụ và tích lũy S ở dạng hữu cơ, sau khi chết đi xác của chúng được phân giải ở điều kiện yếm khí, các hợp chất chứa lưu huỳnh bị biến đổi thành S2- chủ yếu ở dạng pyrite (Fe
S2) và sunphua hydro (H2S), hợp chất Fe
S2 trong đất khi gặp điều kiện oxy hóa chúng sẽ biến đổi tạo ra SO42-.

*

Tầng C là nơi phèn hình thành tích lũy

2. Phân loại đất phèn

Theo phân loại đất của FAO – UNESCO đất phèn được xác định do sự có mặt ở trong phẫu diện đất 2 loại tầng chẩn đoán chính đó là tầng sinh phèn (sunfidic horizon) và tầng phèn (sulfuric horizon). Nếu đất chỉ có tầng chứa vật liệu sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng, đất có tầng phèn (thường có cả tầng sinh phèn) gọi là đất phèn hoạt động.

Tầng sinh phèn (sulfuric horizon) là tầng tích lũy vật liệu chứa phèn (sulfuric materials) là tầng sét hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S); khi oxy hóa cho p
H dưới hoặc bằng 3,5.

Tầng phèn (sulfuric horizon) là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát trển của đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosite dưới dạng đốm vệt màu vàng rơm (2,5Y) có p
H thường dưới 3,5. Tầng chứa Jarosite cũng là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động.

Nhóm đất phèn (Thionosols) được chia ra thành các đơn vị sau:

Ðất phèn tiềm tàng: Protothionic Gleysols (FLtp)Ðất phèn hoạt động: Orthithionic Fluvisols (FLto)

Ðặc điểm chung đất phèn có thành phần cơ giới nặng (sét: %>50%), đất rất chua (p
HKCl: 3- 4,5). Hàm lượng hữu cơ trong đất khá (OC%: 2- 4%); hàm lượng lân nghèo đến rất nghèo cả tổng số và dễ tiêu (P2O5% 2O5 dễ tiêu2O5: 1,5- 2,0%). Hàm lượng S% tương đương hoặc lớn hơn 0,75%. Hàm lượng nhôm di động Al3+ trong tầng sinh phèn cao (có chỗ lên đến >50 mg/100g đất).

*

Đất bị xì phèn sẽ chuyển trạng thái từ phèn tiềm tàng -> phèn hoạt động

1. Ðất phèn tiềm tàng (Protothionic Gleysols- GLtp ):

Có khoảng 600 ha tập trung chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ. Ðất được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn (Sulfidic Horizon), đây cũng chính là tầng vật liệu chứa phèn (Sulfidic Materials), gồm tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S).

Ðất phèn tiềm tàng hiện đang được khai thác trồng lúa, nuôi tôm, ở những rừng ngập mặn sú, vẹt, đước có một số diện tích phèn nhiều đặc thù hiện đang được bảo vệ để bảo tồn những đàn chim quý hiếm.

2. Ðất phèn hoạt động (Orthithionic Fluvisols- FLto):

Có khoảng gần 1,4 triệu ha phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ðất hoạt động được hình thành do có tầng phèn (Sulfuric Horizon), là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập trung khoáng Jarosite dưới dạng đốm vệt vàng rơm có màu 2,5Y đây cũng chính là tầng chỉ thị của đất phèn hoạt động; p
H của đất thường dưới 3,5. Ðất này thường được sử dụng trồng lúa.

*

Nên giữ một tầng đất canh tác để ém phèn bên dưới

3. Cải tạo đất phèn

Diện tích đất phèn bỏ hoang ở nước ta hiện nay còn khá lớn. Những diện tích đất phèn đã được khai thác vào sản xuất cây trồng chủ yếu là trồng 2 vụ lúa (đông xuân và hè thu) năng xuất cây trồng ở đây phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa hàng năm. Trên loại đất này nông dân nông dân có kinh nghiệm “ém phèn” để trồng lúa bằng biện pháp cày nông, bừa sục giữ nước liên tục và tháo nước theo định kì. Với hệ thống thủy lợi ngày càng được hoàn thiện cùng với sự thay thế những giống có khả năng chống chịu phèn có thể đạt năng suất bình quân 6- 7 tấn thóc/ ha/ năm. Ðất phèn là loại đất cần phải cải tạo khi sử dụng, để cải tạo chúng người ta thường áp dụng các biện pháp chính sau:

Biện pháp thủy lợi

Ðể có thể sản xuất ở trên vùng đất phèn mới khai hoang phải tiến hành thau rửa chua mặn do đó biện pháp thủy lợi phải được đặt lên hàng đầu. Muốn thau rửa mặn người ta thường tiến hành lên líp hoặc xây dựng hệ thống kênh tưới và kênh tiêu song song. Một số nơi có kinh nghiệm khoan các giếng sâu, thường xuyên bơm nước lên ruộng rồi tiêu xuống mương tiêu, hạ thấp mực nước ngầm mặn (mỗi giếng đảm nhiệm diện tích cho khoảng 100 ha).

Bón vôi cho đất

Bón vôi có tác dụng rất tốt cho việc khử chua và hạn chế tác hại của nhôm di động trong đất. Lượng vôi phải dùng rất nhiều và hiệu quả của chu kỳ bón vôi lại rất ngắn (một, hai vụ thì chua trở lại). Do đó theo các kết quả nghiên cứu thì nên bón hàng năm, mỗi năm chỉ bón một lượng vừa phải (tương đương 1/3- 1/4 mức độ chua thủy phân) là kinh tế nhất.

Xem thêm: #91 cách chụp ảnh dáng đẹp hot nhất được các fashista cực ưa chuộng!

Biện pháp phân bón

Bón phân cân đối giữa N,P,K và hợp lý cho cây trồng. Trong các loại phân bón N,P,K cần lưu ý tới phân lân (P) bón ở đất phèn cho hiệu quả sử dụng rất cao, vì lân cũng chính là yếu tố dinh dưỡng hạn chế rõ nhất đối với cây trồng trên loại đất này. Sử dụng phân hữu cơ lâu dài cũng là biện pháp hiệu quả để cải thiện p
H, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.

Đất phèn là loại đất được hình thành tại các vùng đồng bằng ven biển, nơi có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Đất bị nhiễm phèn ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là lúa nước. Để có thêm thông tin, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung nào trong bài viết dưới đây.

Đất phèn là đất gì? Đất phèn có độ ph bao nhiêu?

Đất phèn còn được biết đến với tên gọi là đất nhiễm phèn. Đây là loại đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ p
H rất thấp chỉ khoảng từ 2-3, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42 thì lại rất cao. Trong đất phèn có sự trao đổi nên đệm và môi trường đất bị phá vỡ, chúng không có khả năng làm sạch. Chính vì thế, môi trường đất bị ô nhiễm, làm cho động – thực vật và cây trồng bị tiêu diệt hàng loạt.

*

Đất phèn là gì? Độ p
H của đất nhiễm phèn bao nhiêu?

Nguyên nhân

Nguyên nhân hình thành đất phèn đó là do quá trình oxy hóa phèn tiềm tàng tại chỗ, tạo ra axit H2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-. Khu vực có chứa các loại đất, đá trầm tích dễ hình thành nên đất nhiễm phèn và loại đất này được hình thành trong phạm vi 10.000 năm trở lại đây.

Do mực nước biển dâng cao, làm ngập đất, muối sunfat có trong nước biển trộn lẫn với các trầm tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ khác. Tới một thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn chính là điện kiện thích hợp cho các vi khuẩn tạo nên sự hình thành các sunfua sắt.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng đất để trồng trọt, canh tác, nhiều bà con nông dân đã sử dụng phân bón có chứa nhiều lưu huỳnh, lâu không cải tạo, đất bị phơi nhiễm và oxy hóa nhiễm phèn. Đất khi bị nhiễm phèn sẽ có tầng mặt khi khô sẽ cứng, xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, đất chua khiến cho hoạt động kiểm soát của vi sinh vật trong đất kém đi.

Đất phèn thích hợp trồng cây gì?

Trên thế giới hiện nay có khoảng 15 triệu ha đất phèn, trong đó trên 50% tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có khoảng 1,8 triệu ha. Có nhiều ý kiến cho rằng, đất bị nhiễm phèn, nhiễm chua không thể trồng bất kỳ loài cây nào. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Vậy, đất phèn trồng cây ăn trái gì? Để lựa chọn giống cây phù hợp với nhất nhiễm phèn bạn cần phải xác định độ p
H của khu vực đó vì mỗi loại cây lại thích hợp với một khoảng p
H nhất định thì mới có thể trao đổi, hấp thụ chất dinh dưỡng.

*

Đất phèn nên trồng cây gì?

Các loại cây ăn trái trồng được trên đất phèn đó là:

Cây mía
Khoai mỡ
Cây chuối
Cây ngô
Chè, mè
Bạch đàn, tràm
Mãng cầu xiêm (được ghép trên cây bình bát)Lúa kháng phèn, lúa chống chịu phèn (các giống lúa như AS996, OM6976, OM2517, ST5, OM723-7 và OM1348)

Cách xử lý đất phèn

Đất nhiễm phèn hoàn toàn có thể xử lý được nếu như bạn biết cách và nắm chắc được những kỹ thuật cơ bản. Dưới đây là một số biện pháp xử lý đất phèn hiệu quả, đó là:

Biện pháp thủy lợi

Tình trạng nước biển xâm lấn vào đất liền chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ngập mặn, nhiễm phèn lớn. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn cần phải xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu để đảm bảo điều kiện cho việc rửa mặn, xổ phèn, tăng độ p
H cho đất.

Thực hiện bón vôi, bón phân

Mục đích của việc bón vôi đó chính là cung cấp canxi cho cây trồng, làm giảm tính độc hại của hàm lượng ion sắt 3+, nhôm tự do và đầy lùi ion ra khỏi bề mặt đất. Sau khi bón vôi, bà con cần phải thực hiện tháo nước vào ruộng để rửa mặt và bổ sung chất hữu cơ cho đất. Đồng thời tăng cường bón phân để cải tạo đất. Các loại phân hữu cơ như phân lân, phân đạm, phân vi lượng giúp làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Cần phải hạn chế việc sử dụng phân kal Eiindustrial.

*

Bón vôi cho đất để tăng độ phì nhiêu cho đất

Lên luống

Lên luống là lật úp đất thành các luống cao khác nhau, bề mặt đất được lật lên, gốc mạ xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ. Đây không chỉ là cách làm hiệu quả giúp giảm phèn mà còn hạn chế được tình trạng chống nhập úng, tạo tầng đất dày giúp bà con nông dân dễ dàng chăm sóc cây trồng.

Xem thêm: Bạn nên ăn gì để tăng vòng 3 thêm căng tròn trong 1 tháng, bạn nên ăn gì để tăng kích thước vòng 3

Cày sâu, phơi ải

Cày sâu là cách làm để bề mặt đất chua lộ ra ngoài, sau đó đưa nước mưa, nước tưới tiêu vào để rửa đi lớp chua. Còn việc phơi ải chính là sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát các tác nhân gây hại trong đất, chủ yếu bằng cách phủ lớp bóng trong suốt lên bề mặt để giữ năng lượng mặt trời tiêu diệt mầm bệnh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về đất phèn, hy vọng sẽ giúp bạn có biện pháp cải tạo và lựa chọn giống cây trồng phù hợp. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy truy cập website daiquansu.mobi chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *