Ca dao Việt Nam có câu: Ghé vai gánh đỡ sơn hà / Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu. Thế nào là trượng phu?

*

Một số tác giả Việt Nam giảng nghĩa trượng phu là người đàn ông tài giỏi, khí phách, hiên ngang, bất khuất,… tức là một bậc anh hùng. Nếu muốn nâng cao giá trị của trang nam tử này thêm hơn nữa, người xưa thêm chữ “đại”, tức là đại trượng phu.

Đang xem: Thế nào là nam nhi đại trượng phu?

Cách giảng như dẫn trên có lẽ không khác biệt với một từ điển Hán-Anh trực tuyến của người Hoa (http://www.mdbg.net); họ giảng đại trượng phu là “a manly man”.

Theo từ điển Oxford của Anh, thì manly là phẩm tính truyền thống của đàn ông, gồm có can đảm, hùng dũng, khí phách.

Khi chuyển ngữ sách Mạnh Tử sang tiếng Anh, nhà Hán học lừng danh James Legge (1815-1897) đã dịch đại trượng phu là great man (vĩ nhân).

Nhưng Từ Bá từ điển Hán-Anh trực tuyến (http://www.iciba.com) của Trung Quốc lại dịch “đại trượng phu” sang tiếng Anh là “true man” (con người đích thực). Dịch như vậy có lẽ chưa đủ rõ nghĩa, các soạn giả bèn cho một thí dụ đọc theo âm Hán-Việt như sau: Đại trượng phu năng khuất năng thân.

Người Việt biết chút chữ Hán hiểu câu này là: Đại trượng phu biết lúc nào nên co, lúc nào nên duỗi; lúc nào nhu, lúc nào cương; tức là biết hành xử tùy theo hoàn cảnh.

Nhưng Từ Bá dịch câu thí dụ của họ sang tiếng Anh như sau: A man among men is he who knows when to eat humble pie and when to hold his head high. (Đại trượng phu là người biết lúc nào phải nên khiêm tốn, lúc nào phải nên ngẩng cao đầu.)

“Kể lể” rườm rà như trên để thấy thiên hạ dường như không hẳn đã hiểu đại trượng phu theo cùng một nghĩa.

Xem thêm: Cách Trồng Hoa Mười Giờ Đẹp Và Kỹ Thuật Trồng Mười Giờ Bonsai

Theo sách Mạnh Tử (chương Đằng Văn Công Hạ, mục 2), một hôm có người tên là Cảnh Xuân hỏi thầy Mạnh:

Phải chăng Công Tôn Diễn và Trương Nghi xứng danh là đại trượng phu; bởi vì họ nổi giận thì chư hầu sợ hãi; ở yên thì thiên hạ vô sự?

Hai ông Công Tôn Diễn và Trương Nghi là chính khách thời Chiến Quốc, rất giỏi tài miệng lưỡi để thuyết phục vua chúa tin dùng chính sách đối ngoại của họ. Khi nhắc tới hai ông, có lẽ Cảnh Xuân cho rằng đại trượng phu là người thừa sức khuấy động thiên hạ.

Nhưng thầy Mạnh không đồng ý. Thầy nói:

Ở chốn nhà rộng trong thiên hạ, ở ngôi vị chính đáng trong thiên hạ; thi hành đại đạo trong thiên hạ; đắc chí thì thi hành điều tốt cho dân chúng; không đắc chí thì riêng giữ đạo lý nơi mình; cảnh phú quý không thể làm cho họ thành kẻ dâm dật phóng túng; cảnh nghèo khổ không thể làm họ thay đổi ý chí; cường quyền không thể khuất phục được họ; đó mới gọi là bậc đại trượng phu.

Đáng lưu ý là khi mô tả đức tính của đại trượng phu, thầy Mạnh bảo: Đắc chí thì thi hành điều tốt cho dân chúng; không đắc chí thì riêng giữ đạo lý nơi mình.

Lời nói này phù hợp với lời của thầy Mạnh chép trong chương Tận Tâm Thượng, mục 9:

Người xưa khi đắc chí mà làm quan thì ban bố ân trạch khắp dân chúng. Khi ẩn dật thì bền chí tu thân cho danh tiếng rạng tỏ với đời. Nghèo thì một mình tu dưỡng tâm tính, hiển đạt thì cải thiện cả thiên hạ.

Qua lời bàn luận của thầy Mạnh, suy ra ngày xưa kẻ sĩ khi ra làm quan hay khi còn sống bần hàn chưa ra làm quan thì lý tưởng của họ chính là đời sống đạo đức của một bậc đại trượng phu.

Xem thêm: Lời Bài Hát Gác Lại Âu Lo Lyrics, Gác Lại Âu Lo

Dũ Lan Lê ANh Dũng

Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.

Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.

Thời xưa “Đại trượng phu” là cụm từ dùng để nói về một người đàn ông lý tưởng. Miêu tả về bậc đại trượng phu, Mạnh Tử viết: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, nghĩa là giàu sang mà không hoang dâm, nghèo hèn mà không đổi chí khí, gặp uy vũ mà không chịu khuất phục.

*

(Hình minh họa: Qua vk.com)Một người đàn ông “đại trượng phu” gặp sóng gió mà không nản chí, đạt được thành công mà không kiêu căng ngạo mạn. Người như vậy, dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn khiến người khác phải kính trọng, nể phuc. Vậy một người đàn ông cần có những tố chất nào thì được xưng là “đại trượng phu”?

1. Bản lĩnh

Bản lĩnh là tố chất không thể thiếu của mỗi người đàn ông. Bản lĩnh của người đàn ông trước hết phải thể hiện ở việc có thể tự mình kiến lập được cuộc sống của bản thân mình, sau đó là chăm sóc người thân, bạn bè và gây dựng sự nghiệp. Làm được như vậy, cuộc sống của họ mới có thể ổn định, đứng vững và phát triển.Để có được bản lĩnh vững vàng, điều quan trọng nhất đối với người đàn ông là phải rèn luyện nội tâm hàng ngày. Bởi vì điều này liên quan mật thiết đến phẩm chất cả đời của một người đàn ông và cũng là nền móng để họ dựng lập sự nghiệp. Cuộc đời và sự nghiệp của một người đàn ông đi theo hướng nào sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cảnh giới nội tâm của người đó. Nếu như thiếu bản lĩnh, bản lĩnh không vững vàng, người đàn ông sẽ rất khó để làm chủ được cuộc đời mình.Mặc dù, sự cọ sát trong công việc cũng là cách rèn luyện hàng ngày của người đàn ông, nhưng để làm thành sự nghiệp thì “tu dưỡng” nhất định phải luôn đi trước việc cần làm.Bản lĩnh của người đàn ông hiện ở một số phương diện:“Co được giãn được”: Lý Bảo Gia thời nhà Thanh từng nói: “Đại trượng phu co được giãn được”. Dương Hùng thời Tây Hán nói:“Đại trượng phu hiểu được lúc nào nên tiến thì tiến, lúc nào nên lui thì lui.”Có phẩm đức và tuân thủ nguyên tắc: Người bản lĩnh trước hết phải có đủ phẩm đức và nguyên tắc kiên định. Trong “Bắc Tề thư” viết: “Thà rằng làm ngọc nát chứ không làm ngói lành.”Nói được làm được: Người đàn ông có bản lĩnh phải có khả năng làm việc thực sự chứ không phải lời nói khoa trương, mong ước viển vông, xa rời thực tế. Trong “Hậu Hán thư” viết: “Một nhà không quét, sao quét được thiên hạ?” Lý Ngư triều nhà Minh cũng nói: “Đại trượng phu làm việc, mạnh mẽ và vang dội.”

2. Chí khí

*

(Hình minh họa: Qua cmoney.tw)
Người phụ nữ khi đánh giá một người đàn ông thông thường người ta đều coi trọng nhất là tâm cầu tiến. Người đàn ông khi đánh giá một người đàn ông khác thông thường đều coi trọng nhất là chí hướng của anh ta. “Chí khí” bao gồm “khí chất” và “chí hướng” hợp lại mà thành.Từ xưa đến nay, trong quan niệm của mỗi người thì đàn ông đều phải có mục tiêu sống, phải theo đuổi sự nghiệp. Để làm được sự nghiệp gì đi nữa, người đàn ông đều không thể thiếu mất “chí khí”.Trong lịch sử có thể thấy các bậc thánh hiền, học giả đều đề cao và bình luận rất nhiều đến “chí khí. Thân Cư Vân, một vị học giả của triều đại nhà Thanh từng nói: “Người đàn ông mà không có chí khí thì một việc làm cũng không thành.”Lữ Khôn ở triều đại nhà Minh cũng nói: “Người có chí khí mạnh mẽ thì có việc gì là không thể làm được?” Lưu Qua triều đại Nam Tống cũng đã nói: “Chí khí của người đàn ông có thể khiến cho biển cả được lấp đầy và di dời được núi.”“Chí” chính là phương hướng của người đàn ông còn “khí” là động lực của người đàn ông. Một người đàn ông có “chí khí” tức là có phương hướng và có động lực. Một khi đã có phương hướng và động lực thì lo gì không đạt được mục tiêu đã đề ra?

3. Hào khí

*

(Hình minh họa: Qua sohu.com)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *