Giải ngân là thuật ngữ bạn luôn luôn gặp ở đâu đó, đặc biệt là trong các tờ rơi hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính quảng cáo luôn đi kèm cụm từ “ giải ngân nhanh”, vậy bạn có hiểu được giải ngân là gì và đăng điểm của thuật ngữ này là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đang xem: Giải ngân là gì, các ngân hàng giải ngân như thế nào?

*

1. Giải ngân là gì?

Giải ngân là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính mà bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng; đây là khoản thanh toán mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ trao cho người đi vay theo thỏa thuận của hợp đồng đã được kí kết giữa 2 bên. Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng , thực hiện đầy đủ các thủ tục vay và được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chấp thuận hồ sơ vay vốn.

Việc giải ngân có thể được thực hiện 1 lần hoặc chia thành các lần tùy thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên. Nguồn vốn giải ngân có thể được trao nhận dưới nhiều hình thức như tiền mặt, séc, thẻ tín dụng…

2. Các hình thức giải ngân

Phụ thuộc vào mục đích của khách hàng, giải ngân sẽ được phân ra làm nhiều loại như: Giải ngân một lần; giải ngân phong tỏa; giải ngân không phong tỏa…

Trong đó giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa là 2 hình thức phổ biến thường được ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính thường áp dụng hiện nay.

Giải ngân phong tỏa: Đặc điểm của hình thức này là khoản vay đã được giải ngân, khách hàng đã nhận được tiền trong tài khoản nhưng khách hàng không thể rút được ngay số tiền này ra để sử dụng. Thông thường hình thức này thường được áp dụng cho mục đích mua hàng hóa, sản phẩm, bất động sản, xe..

Do đó, khoản tiền này sẽ bị khóa tạm thời cho tới khi khách hàng hoàn thành việc mua bán hàng hóa, tài sản hoặc hoàn tất đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền như mục đích ban đầu trong hồ sơ vay vốn.

Giải ngân không phong tỏa: Chính là hình thức ngược lại với giải ngân phong tỏa, khách hàng nhận được khoản vay trong tài khoản tín dụng và có thể rút ra để sử dụng ngay hoặc khoản vay có thể được chuyển trực tiếp cho bên thứ 3.

Vì rủi ro khá cao với phía ngân hàng nên hình thức này thường được áp dụng với các khoản vay nhỏ và chỉ áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng. Lợi ích hình thức này đem lại cho khách hàng là nhanh chóng và tiện lợi, khách hàng có thể nhận được khoản vay và sử dụng ngay mà không cần chờ đợi.

*

3. Quy trình giải ngân diễn ra như thế nào

Quy trình giải ngân vay vốn khá phức tạp và trải qua nhiều bước, quy trình cụ thể khhi giải ngân mà bạn cần nắm như sau:

Bước 1: Thực hiện đăng ký, kê khai, xác nhận thông tin

Đây là bước đầu tiên của quy trình giải ngân, khách hàng đăng kí và kê khai các thông tin vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Các thông tin yêu cầu kê khai sẽ là các thông tin cơ bản như thông tin cá nhân, mục đích vay vốn, khả năng hoằn trả. Chuyên viên tài chính sẽ tiếp nhận thông tin vfa xác nhận tính xác thực của thông tin khách hàng cung cấp

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục

Hồ sơ mà bạn cung cấp có thể ảnh hưởng đến việc chấp thuận vay vốn của ngân hàng hoặc hạn mức mà bạn có thể được vay. Do đó, cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác nhất các hồ sơ cần thiết hoặc được yêu cầu.

Các hồ sơ cơ bản khách hàng cần chuẩn bị là: Hồ sơ chứng minh nhân thân (CMND/CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực ; Hộ khẩu ; sổ tạm trú ) , Hồ sơ vay vốn, hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo, hồ sơ chứng minh về tài sản có liên quan. Tất cả các hồ sơ này cần được chuẩn bị đầy đủ, trung thực và cung cấp cho phía ngân hàng.

Bước 3: Thẩm định

Đây là bước quan trọng trong toàn bộ quy trình, chuyên viên sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra tính chính xác , độ trung thực và tính phù hợp của hồ sơ khách hàng. Nếu hồ sơ còn thiếu khách hàng sẽ được yêu cầu bổ sung, trong một số trường hợp khách hàng cũng cần phản hồi 1 số câu hỏi cụ thể để đảm bảo độ chính xác và xác định khách hàng có phù hợp điều kiện vay của ngân hàng hay không

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định hồ sơ, chuyên viên sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ và đưa ra đề xuất để cấp trên xem xét về quyết định có phê duyệt đối với hồ sơ hay không.

Trong một số trường hợp nếu như số tiền mà khách hàng cần vay quá lớn thì ngân hàng sẽ thành lập ra một tổ thẩm định độc lập khác để có thể tiến hành thẩm định lại toàn bộ số hồ sơ, điều này là vô cùng quan trọng vì nó sẽ đảm bảo tính minh bạch công bằng và khách quan.

Đây là bước quyết định đối với hồ sơ vay vốn, sau khi đọc xong bản hồ sơ thẩm định của các chuyên viên thì người quản lý của ngân hàng sẽ tiến hành đưa ra quyết định có phê duyệt đối với hồ sơ của khách hàng hay là không.

Bước 5: Giải ngân

Giải ngân là bước cuối cùng của toàn bộ quy trình. Sau khi thực hiện lần lượt 4 bước trên và hồ sơ đạt điều kiện phê duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho bạn khoản vay theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

4. Thời gian giải ngân

Thời gian giải ngân thông thường rơi vào 1-2 ngày, tùy vào điều kiện của từng ngân hàng, tổ chức tín dụng và độ phức tạp, tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ. Đối với một số hồ sơ quá phức tạp, thời gian duyệt vay có thể kéo dài từ 3-4 ngày đến vài tuần.

*

5. Lưu ý khi thực hiện thủ tục giải ngân

Đọc kỹ hợp đồng tín dụng, thông báo cho vay, điều kiện giải ngân. Thường thì bạn sẽ không thể thay đổi điều khoản giải ngân của ngân hàng. Tuy nhiên việc đọc kỹ thông tin sẽ giúp bạn nắm bắt được điều khoản, chi phí, thay đổi lãi suất mà mình phải chịu trong suốt quá trình vay vốn.

Có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn nên hỏi ngay bên ngân hàng. Một khi đã ký hợp đồng tín dụng và nhận tiền giải ngân thì sẽ không còn cơ hội thay đổi nữa.

Để quá trình giải ngân được nhanh bạn nên chuẩn bị tất cả hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của ngân hàng.

Nếu đọc điều khoản hợp đồng vay vốn thấy có nhiều điểm bất lợi cho mình bạn hoàn toàn có quyền từ chối giải ngân và không ký hợp đồng tín dụng.

Trên đây là các thông tin cơ bản để bạn có thể nắm được cái nhìn toàn diện và khái quát liên quan đến giải ngân và quy trình thực hiện.

Giải ngân là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong ngành ngân hàng hoặc giới kinh doanh. Bạn có thể bắt gặp nó ở trong các tờ rơi hay quảng cáo cho vay tiền online trên mạng internet. Vậy thuật ngữ giải ngân là gì? Quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng như thế nào? Có các hình thức giải ngân phổ biến nào thường được áp dụng? Hãy cùng Zalo
Pay giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là khoản tiền mà bên tổ chức cho vay sẽ trao cho người đi va dựa theo thỏa thuận, hợp đồng đã được ký kết giữa 2 bên. Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi người đi vay hoàn tất các thủ tục, điều kiện cần thiết và được ngân hàng, công ty tài chính phê duyệt hồ sơ.

*

Giải ngân có thể được thực hiện 1 lần hoặc chia thành từng đợt tùy thuộc vào thỏa thuận đã ký kết. Giải ngân có thể tiến hành bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo nhu cầu sử dụng.

Xem thêm: Múi Xù Và Bi Bảo: Cặp Đôi Lgbt Vượt Sóng Gió Scandal Tình Ái, Gặt Trái Ngọt Cùng Hành Trình Kiếm Con Tiền Tỷ

Các hình thức giải ngân phổ biến

Giải ngân phong tỏa

Hình thức giải ngân phong tỏa được áp dụng trong các trường hợp khách hàng vay vốn với mục đích mua hàng hóa, mua bất động sản, mua ô tô, mua nhà,… Số tiền sẽ được giải ngân vào tài khoản của bên bán, nhưng không thể rút ra được ngay. Chỉ đến khi người mua và người bán hoàn thành việc mua bán hàng hóa, cung cấp đầy đủ các hồ sơ pháp lý, đăng ký sang tên tài sản, bên bán mới được sử dụng khoản tiền giải ngân này.

Đây được xem là một trong những hình thức giải ngân an toàn cho cả người đi vay vốn và ngân hàng. Hình thức giải ngân này giúp ngân hàng không bị thất thoát khoản vay. Đồng thời, người đi vay sẽ được sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (đối với trường hợp mua bất động sản) và các giấy tờ sở hữu (đối với các mục đích vay vốn khác).

*

Giải ngân không phong tỏa

Khác với giải ngân phong tỏa, bạn chỉ cần cung cấp bản hợp đồng có công chứng cho ngân hàng, còn các thủ tục sang tên và đăng ký hồ sơ pháp lý sẽ được thực hiện sau khi giải ngân. Với hình thức này, người bán có thể rút được tiền từ tài khoản ra để chi tiêu ngay sau khi ngân hàng giải ngân, thay vì phải đợi đến khi các giao dịch hoàn tất. Giải ngân không phong tỏa có ưu điểm là nhanh chóng, tiện lợi nên thường được áp dụng trong các trường hợp cho vay tín chấp và khoản vay thấp từ 10 – 500 triệu đồng.

*

Tuy nhiên, hình thức giải ngân này được đánh giá là chứa đựng nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Vậy nên, giải ngân không phong tỏa thường chỉ áp dụng với một số chi nhánh ngân hàng và đối với khoản vay nhỏ. Để hạn chế rủi ro một cách tối đa, một số ngân hàng sẽ yêu cầu xác minh khả năng sang tên trước rồi mới tiến hành giải ngân và bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí khác nữa.

Quy trình giải ngân vốn vay ngân hàng

Quy trình giải ngân vay vốn Ngân hàng được thực hiện theo quy định, bao gồm các bước sau:

Bước 1. Đăng ký vay vốn và thu thập thông tin khách hàng

Khách hàng thực hiện đăng ký vay tiền sẽ phải cung cấp các thông tin cần thiết về CMND/CCCD, số tiền vay, hình thức vay, địa chỉ sinh sống… Dựa vào thông tin cung cấp của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ tư vấn hình thức vay phù hợp, những hồ sơ, giấy tờ kèm theo và lãi suất vay tiền trả góp ở ngân hàng.

Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn

CMND/CCCS, xác nhận thường trú/tạm trú (nếu có)Mẫu đơn đề nghị vay vốn do nhân viên ngân hàng cung cấp.Hồ sơ chứng minh cần thu nhập gồm: hợp đồng lao động, sao kê lương hoặc xác nhận lương 3 tháng gần nhất.

Đối với các khoản vay thế chấp, thì người vay cần chuẩn bị kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó cùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ/sổ hồng)…

*

Bước 3. Thẩm định hồ sơ vay vốn

Đây là bước quan trọng nhất để có thể hoàn tất quy trình giải ngân của ngân hàng. Phía ngân hàng sẽ kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay vốn để tránh rủi ro về tín dụng.

Đối với hình thức vay thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ bao gồm thẩm định tài sản để quyết định hạn mức cho vay. Trong quá trình này, nếu có bất kỳ sai sót gì về giấy tờ, Ngân hàng sẽ yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung để hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo đúng quy định.

Bước 4. Phê duyệt

Sau khi hoàn tất thẩm định, bộ phận thẩm định sẽ báo cáo kết quả và tiến hành phê duyệt khoản vay, sau đó hoàn tất hồ sơ giải ngân cho khách hàng.

Bước 5. Giải ngân

Hình thức giải ngân tiền mặt thì khách hàng sẽ nhận trực tiếp tại Ngân hàng. Còn đối với giải ngân thông qua tài khoản thì khách hàng sẽ phải cung cấp số tài khoản của mình tại Ngân hàng làm hồ sơ vay vốn hoặc ngân hàng khác. Bộ phận giải ngân sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tài khoản và chuyển tiền sau khi hoàn tất quy trình giải ngân.

Các phương thức giải ngân theo quy định pháp luật

Phương thức giải ngân vốn cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng được quy định trong thông tư số 21/2017/TT-NHNN như sau

Giải ngân vốn cho vay bằng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân trong các trường hợp:

a) Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vay vốn mà pháp luật quy định phải thực hiện trên tài khoản của khách hàng;

b) Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và đã ứng vốn tự có để chi trả các chi phí theo mục đích vay vốn, đã được tổ chức tín dụng phê duyệt trước đó theo quy định của pháp luật;

c) Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản. Khách hàng chi trả cho cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để thực hiện phương án sản xuất.

*

Giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt

1. Tổ chức tín dụng cho vay sẽ xem xét quyết định giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong 2 trường hợp sau:

a) Trường hợp khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) khi không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) và không có tài khoản thanh toán tại tổ chức nên đã ứng vốn tự có để thanh toán chi phí cho các phương án, dự án kinh doanh hoặc phục vụ đời sống đã được tổ chức tín dụng cho vay phê duyệt trước đó theo quy định của pháp luật.

2. Khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mới được tiến hành giải ngân bằng tiền mặt.

*

Giải ngân vốn cho vay được sử dụng cả dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và cả bằng tiền mặt

Tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định cả 2 phương thức trên trong trường hợp:

1. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng đã có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với số tiền vay không vượt quá 100.000.000 đồng.

2. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn nhà nước thì sẽ được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cần lưu ý điều gì khi giải ngân?

Khách hàng cần lưu ý một số điều sau để quá trình giải ngân diễn ra thuận lợi và an toàn:

Đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng vay vốn.Trước khi giải ngân, khách hàng nên yêu cầu tư vấn ngay lập tức nếu có thắc mắc về hồ sơ vay, lãi suất hay các điều khoản trong hợp đồng vì hồ sơ sẽ không thể thay đổi sau khi đã giải ngân.Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng để quá trình vay vốn được hỗ trợ nhanh nhất.Khách hàng chỉ có thể từ chối giải ngân nếu cảm thấy không cần khoản vay này, hoặc vì một lý do phát sinh khác trong trường hợp hồ sơ đã được phê duyệt nhưng chưa giải ngân.

Hiện nay, vì thời gian giải ngân nhanh chóng nên các công ty tài chính được nhiều người dùng lựa chọn để vay vốn hơn so với ngân hàng. Không chỉ có thời gian giải ngân nhanh chóng, thủ tục và hồ sơ vay vốn tại các công ty tài chính cũng đơn giản hơn. Bên cạnh đó, các công ty tài chính còn hỗ trợ người dùng thanh toán khoản vay online qua ví điện tử, website, ứng dụng của công ty với những thao tác tiện lợi.

Tham khảo: Top 7 hình thức cho vay tiền trả góp không chứng minh thu nhập

Thanh toán khoản vay bằng ví điện tử Zalo
Pay

Hiện nay, thanh toán khoản vay online qua ví điện tử là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người dùng. Trong đó, ví điện tử Zalo
Pay được nhiều khách hàng tin dùng vì có liên kết với các công ty tài chính hàng đầu Việt Nam như FE Credit, Home Credit, Mcredit, Shinhan Finance, Mirae Asset Finance. Khách hàng có thể an tâm khi thực hiện thanh toán khoản vay online trên ví Zalo
Pay, vì tính năng này được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và cung cấp nhiều tính năng hữu ích, cùng những phương thức bảo mật tuyệt đối an toàn.

*

Tính năng thanh toán vay tiêu dùng qua ví điện tử Zalo
Pay mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như:

Bạn có thể dễ dàng thanh toán vay tiêu dùng ngay trong ứng dụng Zalo mà không cần tải thêm quá nhiều app trong máy. Bạn chỉ cần truy cập mục “Khám phá”> chọn “Ví Zalo
Pay”. Tại đây, chọn mục “Thanh toán hóa đơn” sau đó chọn “Thanh toán vay tiêu dùng” và thực hiện các bước tiếp theo.

Tham khảo: Thanh toán khoản vay bằng ví Zalo
Pay

Zalo
Pay sẽ nhắc bạn thanh toán đúng hạn cho lần tới ngay sau khi bạn hoàn tất giao dịch thanh toán vay tiêu dùng đầu tiên. Việc này sẽ giúp bạn không quên thanh toán bất kỳ hóa đơn nào dẫn đến bị phạt tiền do đóng trễ.Zalo
Pay là ứng dụng đạt chuẩn PCI-DSS Level 1 với hệ thống có tính bảo mật cao. Vậy nên, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ của Zalo
Pay.

Xem thêm: Áo Thi Đấu Clb Mu Mùa Giải Mới Nhất 2022 /2023 Theo Cách Đặc Biệt

Bài viết trên đây của Zalo
Pay đã cung cấp các kiến thức để bạn biết giải ngân là gì? Đồng thời tổng hợp các hình thức cũng như quy trình giải ngân. Hy vọng qua đó, bạn sẽ biết thêm các kiến thức cần thiết và dễ dàng hơn khi tìm kiếm các gói vay vốn phù hợp. Ngoài ra, đừng quên thanh toán hóa đơn vay hằng tháng hàng tháng qua ví điện tử Zalo
Pay để không bỏ lỡ những tiện ích hấp dẫn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *